CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA

CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA
Số điện thoại đường dây nóng: Quang:0989.794.396_Bàng: 0932.228.773_Thọ:094.486.1920_Xuyên:0912.763.660

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Đinh Ngọc Dinh


Thân tặng Anh Dinh tấm ảnh; Mong anh mãi là một nhịp cầu nối liền ba miền Bắc Trung Nam thân yêu

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

Chúc mừng ngày thầy thuốc Việt Nam



          Hôm nay, chủ nhật 27 tháng 2 năm 2011 là 56 năm Ngày Thầy Thuốc Việt Nam (Kể từ năm 1955 )


          Nhân Ngày Thầy Thuốc tôi xin gửi lời chúc các gia đình một năm mới tràn đầy sức khỏe để luôn đạt được kết quả tốt nhất trong công tác, học tập và sinh hoạt .

       Chúc các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về y học nói chung để mỗi chúng ta sẽ trở thành những "Thầy thuốc tại gia ". Rất mong các anh chị có con còn bé như Anh Tiến, Anh Lực, Anh Thọ, Chị Thúy... sẽ đỡ vất vả và có nhiều kinh nghiệm chăm sóc các cháu khôn lớn.
      Mỗi chúng ta ai cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về y học và nếu hiểu biết càng nhiều thì càng quý; Nó không những có thể tự áp dụng để chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân mỗi chúng ta mà còn có thể chăm sóc cho vợ chồng con cái và gia đình.
       Nhân ngày Thầy thuốc tôi xin phép được sưu tầm một số thông tin trong lĩnh vực y học trong bài viết này

       Biểu tượng ngành y 

        Biểu tượng nghề y sĩ là một cây gậy với một con rắn quấn quanh, gọi là Gậy Aesculapius hay Gậy Asklepios, dùng tên của vị thần thuốc men trong thần thoại Hy Lạp. Vị thần này có tên Hy Lạp là Asklepios và tên La Mã là Aesculapius, được xem là một vị thần hiền dịu, chữa lành các bệnh tật về thể xác cũng như tinh thần của con người. Các tín hữu của thần này lập các đền thờ gọi là asclepions, đền thờ Asklepios, đền thờ chữa bệnh. Đền thờ lớn nhất tọa lạc trong một khu vườn rộng rãi ở Corinth, một thành phố rất lớn thời cổ đại. Người bệnh khắp nơi đến đền thờ, ngủ lại đêm để chờ lấy thuốc, và thường cúng cho thần một con gà. 

      Aesculapius có nhiều con, kể cả Hygieia, nữ thần của sức khỏe, từ đó có chữ hygiene (vệ sinh), và Panaceia, nữ thần chữa bệnh, từ đó có chữ panacea, thần dược vạn năng. 

        Gậy Aesculapius là biểu tượng của y tế tại nhiều nơi trên thế giới kể cả American Medical Association và Bộ Y Tế Việt Nam. 

     Tuy vậy, ngày nay, nhiều nơi đã nhầm lẫn và dùng Gậy Caduceus làm biểu tượng y tế. Gậy Caduceus (phát âm /kəˈdjuːsiəs, -ʃəs/, từ tiếng Hy Lạp kerykeion κηρύκειον) là một cây gậy ngắn với hai cánh ở đầu và hai con rắn quấn quanh thân. 

        Gậy này trước là do Iris mang. Iris là thần thông tin của nữ thần Hera, vợ của vua trời Zeus. Sau này, gậy này đổi tên là Đũa Thần của Hermes, vì thần Hermes mang nó. Gậy này về sau lại là biểu tượng của thần Mercury, hành tinh trong Thái dương hệ. 

      Dù chẳng liên hệ gì đến y ‎ tế, ngày nay gậy Caduceus được dùng là biểu tượng y tế nhiều nơi, chỉ vì người ta lẫn lộn nó với gậy Asclepius. 

Hippocrates và Lời thề Hippocrates 

       Hippocrates (khoảng 460 – 370 Trước Công Nguyên) là một y sĩ Hy Lạp thời cổ đại và được xem là tổ phụ của nền y khoa Tây phương. Hippocrates khởi xướng một nền y khoa có tính cách khoa học và bị chống đối kịch liệt bởi hệ thống y khoa của Hy Lạp thời đó là hệ thống chữa bệnh một nửa là y học một nửa là pháp thuật phù thủy. Vì các chống đối này mà Hippocrates bị ở tù 20 năm. Ở trong tù ông viết quyển “Cơ Thể Phức Tạp”, nhiều điều trong đó về cơ thể con người vẫn đúng cho đến ngày nay. 

        Y khoa các nước Tây phương (và có lẽ mọi quốc gia trên thế giới ngày nay) có “Lời Thề Hippocrates” cho các bác sĩ tuyên thệ khi vào nghề. Ở Việt Nam ta còn gọi là “Lời thề Y đức”. Hiện nay lời thề Hippocrates có vài phiên bản mới. 

        Tôi tuyên thệ với Apollo, thần chữa bệnh, Asclepius, Hygieia, và Panacea, và tôi minh chứng với tất cả các nam thần, các nữ thần, tôi gìn giữ, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi, lời thề sau đây: 

        Yêu kính, như là cha mẹ tôi, người đã dạy tôi môn học này; sống hòa nhã với thầy và, nếu cần, chia sẻ tài sản với thầy; chăm sóc con cái thầy như là anh chị em tôi, và dạy họ môn học này. 

       Tôi sẽ kê toa vì lợi ích của bệnh nhân, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi, và không bao giờ làm hại ai. 

         Tôi không bao giờ đưa thuốc giết người cho bất kì ai hỏi tôi, và sẽ không tư vấn một kế hoạch như vậy; và cũng như thế tôi sẽ không cho bất kì người phụ nữ nào một dụng cụ phá thai. 

      Nhưng tôi sẽ giữ tinh khiết cho đời tôi và cho nghề nghiệp của tôi. 

      Tôi sẽ không giải phẩu để lấy sạn, kể cả đối với bệnh nhân biểu lộ là mang bệnh này; tôi sẽ dành việc giải phẩu cho những y sĩ, chuyên gia về bệnh này. 

        Mỗi căn nhà tôi bước vào, tôi bước vào vì lợi ích của bệnh nhân của tôi, giữ gìn tôi khỏi mọi ý đồ xấu xa và mọi cám dỗ và đặc biệt là khỏi các khoái lạc tình yêu với phụ nữ hay với nam giới, dù họ là người tự do hay nô lệ. 

         Tất cả mọi điều tôi biết trong khi hành nghề hay trong giao tiếp với mọi người, mà không nên để lộ ta ngoài, tôi sẽ giữ bí mật và sẽ không bao giờ tiết lộ. 

       Nếu tôi giữ lời thề này một cách thành khẩn, tôi sẽ được an hưởng đời tôi và thực hành nghề tôi, được mọi người kính trọng mãi mãi; nhưng nếu tôi đi trái đường và vi phạm lời thề, những điều ngược lại sẽ đến với tôi. 

Ông tổ Đông Y Việt Nam


     Ở Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông ngày nay được xem là biểu tượng cho y sĩ. Hải Thượng Lãn Ông (“Ông già lười Hải Thượng”) là biệt hiệu của danh y Lê Hữu Trác. 

      Lê Hữu Trác sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh Tý 1720 tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Khi ấy, 20 tuổi, ông vừa trông nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách, nhưng xã hội bấy giờ rối ren, các phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi, ông bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ, “nghiên cứu trong vài năm cũng biết được đại khái, mới đeo gươm tòng quân để thí nghiệm sức học của mình”.
       Lê Hữu Trác bị bệnh từ lúc ở trong quân đội, giải ngũ về phải gánh vác công việc vất vả lại sớm khuya đèn sách không chịu nghỉ ngơi, sau mắc cảm nặng, chạy chữa tới hai năm mà không khỏi. Sau nhờ lương y Trần Độc, nhiệt tình chữa khỏi.
      Trong thời gian hơn một năm chữa bệnh, nhân khi rảnh rỗi ông thường đọc “Phùng thị cẩm nang” và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Ông Trần Độc thấy lạ, bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho ông. 
       Ông làm nhà cạnh rừng đặt tên hiệu “Hải Thượng Lãn ông”. Hải Thượng là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xã Bầu Thượng quê mẹ. “Lãn ông” nghĩa là “ông lười”, ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi. 
      Sau mấy chục năm tận tụy với nghề nghiệp, Hải Thượng Lãn ông đã nghiên cứu rất sâu lý luận Trung y qua các sách kinh điển: Nội kinh, Nam kinh, Thương hàn, Kim quỹ; tìm hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ông hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc. Sau hơn chục năm viết nên bộ “Y tôn tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ảnh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông. 

        Ông qua đời vào ngày rằm tháng giêng năm Tân Hợi (1791) tại Bầu Thượng, (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), thọ 71 tuổi. Mộ ông nay còn nằm ở khe nước cạn chân núi Minh Từ thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn. 

        Lê Hữu Trác là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh thiền sư. Ông để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 22 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh là công trình y học suất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học. 


Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Câu chuyện kể tặng Phong và các bạn

         Trong một ngày hội của những đồ vật: Dao, Kéo, Mâm, Bàn, Gương, Lược... mọi người đua nhau trổ tài khéo léo. 
        Ai cũng thấy mình là quan trọng vì tài năng và công dụng của mình. 
      Vật thì giúp tạo nên những đồ dùng tốt, những món ăn ngon, vật lại giúp mọi người làm đẹp. Khi ấy Gương, Lược kiêu hãnh; Mâm, Bàn trầm ngâm; Dao, Kéo thì rộn rã. Riêng có cây nến không nói gì, chỉ tươi tắn toả ánh sáng xanh diệu kì, hóm hỉnh. 
       Một người bạn đến bên nến và hỏi:
- Anh Nến này, tài năng của anh được thể hiện như thế nào? Hãy trổ tài cho thiên hạ biết đi chứ?
       Bấy giờ cây nến từ tốn thưa:
- Dạ! Tôi thấy mình chẳng có tài năng gì cả, chỉ biết rằng khi tôi đang cháy là tôi được sống và tôi chỉ có thể sống, chỉ có thể tồn tại một cách ý nghĩa khi tôi còn cháy.
       Rồi cứ thế ngọn nến lặng thầm toả sáng...


Image by FlamingText.com

Một ngày mới


          Kính thưa Ban liên lạc
          Kính thưa toàn thể các bạn lớp 12A thân yêu

         Sau hơn 20 năm qua, từ ngày rời xa mái trường Bắc Duyên Hà yêu dấu, mỗi thành viên của lớp đã trưởng thành và có mặt ở nhiều địa phương khác nhau trên cả nước.
        Ngày nay sau ngần ấy thời gian, đã có những người không còn nữa, nhưng không vì thế mà vòng tay của chúng ta thiếu_Vòng tay của chúng ta luôn đủ_Một vòng tay của Quá khứ hiện tại và tương lai_Một vòng tay nối các vùng miền của Tổ quốc_Một vòng tay của trần gian và cõi vình hằng.
       Xin thử hỏi: Tại sao chúng ta lại cùng nhau có mặt trong một tập thể lớp 12A năm nào? Xin thưa rằng không có sự giải thích nào đầy đủ hơn một chữ: Duyên; Cuộc sống của mỗi chúng ta luôn tuân theo những quy luật của tự nhiên và không thể khác được; Chúng ta gặp nhau, sống và học tập cùng nhau_Rồi cùng nhau toả đi mọi miền của đất nước_Rồi lại có ngày cùng nhau gặp mặt_Rồi... quy luật đó sẽ quay không ngừng, không ngừng;...Đến một ngày nào đó tất cả lớp chúng ta sẽ lại gặp nhau ở một nơi nào đó rất xa xôi...
        Do những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, Cái duyên của chúng ta sau hơn 20 năm mới lại được nhắc đến một cách có chiều sâu và phạm vi rộng như bây giờ.
       Chúng ta phải làm gì, phải làm như thế nào để tô đậm, tô nét những phác hoạ mới này? Trong cuộc sống đã có những người đi trước, đã có những kinh nghiệm của các tổ chức, tập thể khác; Tuy nhiên mỗi một tập thể, hoàn cảnh lại rất khác nhau, không thể áp dụng máy mọc được mà cần phải hết sức sáng tạo, linh hoạt. Theo chủ quan của cá nhân, tôi cho rằng chúng ta cần có thời gian và sự hưởng ứng của tất cả các thành viên trong lớp để có một kết quả tốt đẹp. Chúng ta không thể thụ động mà cần có những việc làm và bước đi trong phạm vi và khả năng có thể.
        Trong bối cảnh sau 20 năm xa cách, mọi thứ còn bề bộn, theo tôi những việc làm cụ thể của mỗi người đã là đáng quý; Xắp xếp nó vào một khuôn khổ và có định hướng rõ ràng còn quý hơn.
       Chúng ta cần phải khơi dậy nội lực, sự cháy bỏng từ trong trái tim của mỗi thành viên để cùng nhau xây nên một toà lâu đài tình bạn trong sáng và có tầm cỡ mà mỗi viên gạch đó chính là chúng ta không thể vay mượn hay khác được.
        Hiện thực_ vâng_qua thực tế hiện nay chúng ta đã có những cảm nhận, đánh giá ban đầu về tình hình nói chung của cả lớp; Chúng ta cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa về thời gian, tâm trí , cũng như những việc làm cụ thể thì mục đích cái "Duyên"  tập thể lớp 12A năm nào  mới tiến tới tiệm cận hiện thực.
        Quay trở lại, Là một thành viên của lớp 12A-cũng như bao thành viên khác-Sự vận động của cuộc sống-Sự thăng hoa sau những kỹ niệm thủa học trò được thắp sáng đã phần nào giúp tôi hiểu rằng cần phải làm, làm nhiều hơn nữa; Tuy nhiên trong giai đoạn quá độ, khi chúng ta chưa có một chủ trương cụ thể thì mọi việc làm mang tính tự phát chỉ là nhất thời. Đóng góp một chút nhỏ công sức cho tập thể lớp đó là những gì tôi tâm niệm và hy vọng sẽ luôn cố gắng.
        Thực tế đã chứng minh rằng thông tin đóng góp một vai trò quan trọng trong cuộc sống; Chúng ta có nhiều phương thức thông tin từ hình thức truyền thống: gặp mặt, thư từ,... đến như các phương thức thông tin hiện đại điện thoại,  email, internet...; Dù có sử dụng phương thức nào đi chăng nữa cũng chỉ phục vụ duy nhất một điều: Đem đến cho nhau thông tin; Bất cứ phương thức thông tin nào cũng có mặt mạnh và hạn chế của nó; Vì vậy để phát huy được chúng ta cần phải sử dụng tổng hợp tất cả các hình thức thông tin; Phát huy tốt ưu thế của từng loại hình .
         Blog http://truongptthbacduyenha.blogspot.com/ ra đời cũng một phần để thoả mãn điều đó; Qua một thời gian từ khi ra đời vào ngày 01/11/2010 và chạy demo tới nay nó đã phần nào thực hiện được vai trò của một kênh thông tin. Nó có ưu điểm là một hình thức đa giao tiếp mang tính tương tác cao giữa các thành viên của lớp. Nó cũng đóng vai trò là một thư viện lưu trữ nhiều thông tin, hình ảnh, tư liệu quý của tập thể lớp. Ngoài ra nó cũng phát huy được yếu tố quảng bá hình ảnh của tập thể lớp ra bên ngoài cộng đồng. Ngay từ khi ra đời nó đã mang một cái tên và ý nghĩa tập thể vì vậy tôi luôn tin rằng nó sẽ sống mãi cùng với 12A của chúng ta.
         Để hoạt động của kênh thông tin này tốt hơn nữa, nó phải có định hướng và được tập thể lớp đứng ra quản lý và điều hành; Đây là thời điểm thích hợp để chúng tôi chuyển giao toàn bộ những gì mà Blog đã có, đã làm được tới Ban liên lạc của lớp. Đây có thể coi là một món quà chúc mừng Ban liên lạc và lớp 12 A đã có những thành công bước đầu sau hơn 20 năm xa cách.
         Ngày hôm nay đây khi viết những dòng này tôi hy vọng những người đọc sẽ hiểu hơn về những việc làm của chúng tôi; Tôi  muốn viết nhiều nữa, nhưng chỉ xin tạm nêu một số vấn đề cơ bản trên đây;
        Rất mong nhận được ý kiến của Ban liên lạc và tập thể lớp thân yêu.


Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

Lô gô_Bản sửa lại (02)



    -Sử dụng nền màu vàng nhạt (Mã màu RGB: #fcfbac)
   -Bỏ khung viền ảnh trong

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Lô gô_Bản sửa lại (01)



Bản thiết kế Lô gô


                   Kính thưa Ban liên lạc lớp 12A
                   Kính thưa toàn thể các bạn



         Hôm nay tôi xin gửi tặng Ban liên lạc và toàn thể các bạn của lớp một sản phẩm_ Đó là bản thiết kế lô gô của lớp 12A;

        Theo chủ quan của tôi, Lô gô đã nêu bật được chủ thể chính là hình ảnh của lớp 12 A thân thương; Nó cũng phản ánh được quá khứ, hiện tại và tương lai của lớp; Lô gô cũng đã thể hiện được một vòng tay thân thương mà mỗi chúng ta là một mắt xích nhỏ trong một vòng tay lớn.

         Tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phê bình để hoàn thiện bản thiết kế lô gô này .



 Phần 1:  Khung lô gô:
-Hình vuông
-Kích thước 300x300 mm ( Có thể thay đổi để phù hợp với mục đích sử dụng )
-Màu sắc: Màu đỏ, thiết kế nổi


Phần 2: Hoa văn chìm
-Sử dụng hoa văn trống đồng
-Ý nghĩa: Thể hiện văn hoá truyền thống của người Việt Nam

 Phần 3: Ảnh tập thể lớp 12A
-Sử dụng ảnh nguyên bản 
-Tạo khung ảnh chìm bao quanh
-Trình bầy nổi
Phần 4: Chữ
- Dòng chữ: Trường PTTH Bắc Duyên Hà-Lớp A niên khoá 1987-1990
-Phông chữ: VNI-Swiss-condense
-Trình bầy: Theo dạng hình tròn; Thiết kế nổi
-Ý nghĩa: Thể hiện một vòng tay lớn của cả lớp

Phần 5: Hình ảnh đất nước Việt Nam
-Màu sắc: Màu xanh lá cây
-Ý nghĩa: Các thành viên của lớp có mặt trên mọi miền của Tổ quốc yêu thương





Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Ban lien lac 12A


Nhân dịp xuân mới 2011
Chúng tôi xin gửi tới các thành viên Ban liên lạc  của lớp lời chúc sức khoẻ, Chúc gia đình các anh chị thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Xin gửi tặng các anh chị món quà do Cây nhà lá vườn tự làm




Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

Chúc mừng sinh nhật

             20.02.2011

             Hôm nay là một ngày đặc biệt của bạn Thuý Hà và bạn Đỗ Ngọc Thụ. Chúc hai bạn  trẻ trung và có nhiều niềm vui.

             Tặng hai bạn một số hình ảnh vui nhân ngày sinh nhật

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Nguyên tiêu

Nhân ngày rằm tháng giêng tôi xin mời các bạn cùng đọc lại bài thơ "Nguyên tiêu" nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 




Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

Một số hình ảnh họp lớp đầu xuân mới 2011




(... còn nữa...)

Ảnh chụp gặp mặt đâu hết rồi?

         Ngày nào tôi cũng vào Blog và chờ đợi ông Phong đưa toàn bộ ảnh chụp gặp mặt đầu xuân Tân Mão 2011 lên mà không có.
        Đề nghị những ai có máy hình chụp hôm đó đưa hết lên đi (Phong, Thụ, Xuyên, Thọ, Tuyển,...)

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Trần Nam Hùng


...Trở lại Huế thương lần theo ân tình câu hát
Tìm người con gái áo tím mộng mơ.
Sông Hương tấp nập tìm răng được chừ,
Không nguôi kỷ niệm vòng tay học trò ...

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011


Gửi tới tất cả các bạn 12a nhân ngày 14/2/2011 lời chúc của Vinaphone tặng tôi và tôi sao y chuyển đến các bạn:
Không có tình yêu vĩnh cửu, chỉ có những giây phút vĩnh cửu của tình yêu.
Nhân ngày Valentine, xin chúc những ai đã yêu, đang yêu, sắp yêu và chưa biết yêu sẽ mãi mãi hạnh phúc.

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

Ngày lễ tình yêu 14-02





Sự tích ngày Valentine

            Valentine là một linh mục dưới thời Hoàng đế la mã Claudius II. Lúc bấy giờ là thế kỷ thứ 3, La Mã tham gia nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và không được dân ủng hộ. Do gặp phải khó khăn khi kêu gọi các chàng trai trẻ gia nhập vào quân đội, Claudius II cho rằng nguyên nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của họ và hôn nhân chỉ làm người đàn ông yếu mềm; do đó, Claudius II ra lệnh cấm tổ chức các đám cưới hoặc lễ đính hôn để tập trung cho các cuộc chiến.

           Linh mục Valentine ở thành La Mã, cùng Thánh Marius đã chống lại sắc lệnh của vị hoàng đế hùng mạnh và tiếp tục cử hành lễ cưới cho các đôi vợ chồng trẻ trong bí mật. Khi bị phát hiện, linh mục Valentine đã bị bắt và kết án tử hình bằng hình thức kéo lê và bị ném đá cho đến chết. Buổi chiều trước khi ra pháp trường, ông gửi tấm "thiệp Valentine" đầu tiên cho cô con gái của viên cai tù Asterius, người thiếu nữ mù lòa bẩm sinh đã được ông chữa lành bằng phép lạ trước đó, và ký tên "dal vostro Valentino" - from your Valentine ("Đến từ Valentine của cô". Cho đến nay, các cặp tình nhân vẫn có truyền thống ký tên bằng cụm từ "From your Valentine" của ngày xưa thay vì tên mình trong các tấm thiệp Valentine. Dần dần, ngày 14 tháng 2 hàng năm đã trở thành ngày trao đổi các bức thông điệp của tình yêu và Thánh Valentine đã trở thành vị Thánh bổn mạng của những lứa đôi. Người ta kỷ niệm ngày này bằng cách gửi cho nhau những bài thơ và tặng cho nhau những món quà truyền thống là hoa hồng và sô cô la.



(Thánh Vlentine thành Terni và các tông đồ_Bức tranh do Richard de Montbaston  của Phap vào thế kỷ 14) 

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

Đi lễ chùa

Người dân đi lễ chùa đầu năm cầu cho Quốc thái dân an, Nhà nhà no đủ, Người người hạnh phúc
Chùa Quán sứ
Chùa Trấn quốc
Phủ Tây hồ