CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA

CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA
Số điện thoại đường dây nóng: Quang:0989.794.396_Bàng: 0932.228.773_Thọ:094.486.1920_Xuyên:0912.763.660

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Băn khoăn (tiếp theo)

Các bạn thân mến!
      Do bận quá mà nay mới tiếp tục câu chuyện còn dang dở được, rất mong các bạn thông cảm cho mình.!
      Xin phép được vào đề ngay.
      Con tôi đi học về thường hỏi bố mẹ làm bài văn cô cho này như thế nào...tôi rất lo lắng. Đề bài là tả con trâu, bò, bác nông dân, dòng sông quê hương, công việc nhà nông, ngôi trường, cái trống, cây bàng..Tôi hỏi lại cô dạy con thế nào thì cháu cố nhớ lại bài mẫu cô đã đọc ở lớp rồi cố chép lại những từ đó vào vở cho đầy đủ nhất, thật là cực nhọc quá, thật chẳng khác gì mấy so với thời xưa mình đi học cả, chẳng biết phải sáng tạo như thế nào cả. Tôi cảm thấy rất buồn và lo lắng vì tôi rất kém về môn văn và rất ghét môn này từ thời đi học bởi nó   chẳng cần đến căn cứ này dẫn đến kết quả kia như những môn tự nhiên mà chỉ cần nhớ được càng nhiều ý của cô giáo thì càng được điểm cao, không biết mà cũng không cần sáng tạo gì mấy cả, dù cho ý của cô (thầy) có vô lý đùng đùng cũng được.
       Đây chính là điều làm tôi băn khoăn nhất!
       Chắc đến đây rất nhiều bạn cười vào mũi tôi đã dốt lại còn vẽ sự
       Các bạn ạ! Khi các cháu phải làm văn về con trâu hay nhà nông, dòng sông...thì cũng giống như chúng ta nói về hổ báo hay cá heo cá mập qua thông tin từ một bài viết thôi chứ chúng ta có sống cùng hay nhìn tận mắt thấy chúng bao giờ đâu. Các cháu cũng thế, cô nói sao thì cháu biết vậy, thế thì phải sáng tạo thế nào...!?
        Còn về bài văn của em Thái Hoàng lớp 4A trường tiểu học Cát Linh Hà Nội được cho là bài văn hay được đăng lên mạng làm niềm tự hào của nhà trường thì tôi xin được nhận xét như sau:
- Đây đúng là bài văn của một học sinh khá giỏi như bạn Phong nghĩ bởi lối viết khá trơn chu dễ hiểu 
- Đây đúng là một bài văn chép lại nguyên ý của cô (thầy) của em như bạn Dinh đặt vấn đề bởi những điều vô lý trong bài viết, tôi xin nói sâu thêm:
        + Nhà không ai lại làm giữa vườn cây cổ thụ cao to che mát được cả nhà 2 tầng bởi rễ cây sẽ phá huỷ móng nhà, gió bão giật đổ cây sẽ đè đổ nhà.
        +Hướng tây là hướng nóng ít người làm nhà nếu không phải bắt buộc và càng không thể nhận được gió nồm đông. Mà gió nồm chính là thứ gió độc hay thổi vào mùa hè làm cho dịch bệnh dễ phát triển, giấc ngủ chập chờn không sâu, còn mùa đông nó xuất hiện vào những hôm trở trời làm thức ăn bị thiu mốc, người dễ bị ốm đau cảm cúm (đầu năm sương muối, cuối năm gió đông). Gió này không ai gọi là mát rượi cả. 
        +Cách tả của em lẫn lộn như bạn Hà nhận xét vì phía trong là phòng bếp sao lại nhìn thấy chạn bát, bếp ga khi đang ở phòng khách. Ở phòng ngủ lại nhìn thấy ti vi phía "sâu bên trong"...
        +Nhân cách hoá đồ vật không phải  là cách nghĩ tự nhiên của con người, càng không phải là cách nghĩ của trẻ nhỏ mà ngược lại, đồ vật hoá con người mới là cách nghĩ tự nhiên: "tai lá mít, đít lồng bàn, bụng chửa to như cái trống..." chứ không ai nói ngược lại bao giờ
        +Cái đồng hồ Liên xô không phải là đồ dùng thân quen của trẻ nhỏ bây giờ bởi loại đó  chạy không chính xác, tiếng chuông chát chúa không được ưa thích, nước mạ đến giờ không thể còn  bóng loáng bởi Liên xô đã không còn từ năm 1991 rồi.
         Nói tóm lại, thế hệ chúng ta đã phải học theo lối áp dặt, nay đến con cái chúng ta vẫn như thế mà chúng ta chưa làm gì được để cải thiện ... thật không thể không băn khoăn lo lắng sao được
        Còn một điều đáng lo nữa là lớp ta có rất nhiều các bạn đang là giáo viên đứng trên bục giảng hàng ngày vẫn  vào blog mà không lên tiếng cho bài văn này...??
                                                                                                                                                  (còn nữa)

Giấy cuộn !