CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA

CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA
Số điện thoại đường dây nóng: Quang:0989.794.396_Bàng: 0932.228.773_Thọ:094.486.1920_Xuyên:0912.763.660

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Xuân đã về

Năm mới đã về đâu đây... Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là thời khắc năm 2012 kết thúc, năm mới 2013 bắt đầu.
Bên tai tôi những bài hát trên đài truyền hình, tiếng trẻ con trong nhà nói đi nói lại một vài câu nói năm mới và ngoài  kia Hà Nội rất lạnh nhưng tôi vẫn hồi hộp như trẻ con thủa nào. Thấm thoắt trừ nhẩm như bọn trẻ con nhà mình 2013-1973 = 40; Năm nào cũng tính nhẩm như vậy, nhưng năm nay có lẽ khác đôi chút chăng khi kết quả phép trừ cho ta số hàng chục đã là số 4.
Mỗi năm nếu có viết một bài như thế này vào thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới thì có lẽ cũng chẳng được nhiều nữa đâu các bạn nhỉ. Ấy vậy mà sau bao nhiêu năm ra trường, rồi đến khi lớp tổ chức họp và cho tới năm nay có một số bạn chúng ta cũng vẫn chưa có thông tin gì.
Năm 2012 là một năm có quá nhiều sự kiện đối với tất cả mọi người; Sự biến động trong đời sống xã hội cũng đã ít nhiều ảnh hưởng tới công việc, đời sống và sinh hoạt của người dân nói chung và các gia đình lớp A nói riêng.
Năm qua chúng ta đã khắc phục được rất nhiều khó khăn để duy trì được các mối liên hệ với Ban Liên Lạc và tập thể lớp. Các bạn ở Hưng Hà đã tổ chức một kỳ nghỉ hè đầy kỷ niệm và ý nghĩa với các gia đình và các cháu. Các bạn ở khu vực Hà Nội cũng vẫn thường xuyên liên lạc và tập hợp khi điều kiện cho phép. Ở phương xa Miền Trung Miền Nam, Tây nguyên các Bạn Dinh, Hà, Trọng Hòa, Tiến vẫn thường xuyên dõi theo các hoạt động của lớp bằng những lời động viên khích lệ với những bài viết thật sự bổ ích và ý nghĩa.
Không thường nhật như cơm ăn ngày hai ba bữa, nhưng trong trái tim các bạn vẫn luôn thắp lên một ngọn lửa trường xưa cứ thế cháy mãi khi có dịp nghĩ về. Trang Blog của lớp nhờ vậy cứ thế sống và tồn tại thật ý nghĩa cùng với thời gian.
Bạn Hùng lâu rồi không thấy có thông tin gì, không biết chuyện vợ con tới đâu rồi. Bạn Quyên từ ngày ra trường tới giờ cũng chưa thấy có thông tin... và biết bao điều nữa chứ. P ngồi đây cứ suy nghĩ hồi tưởng về những hình ảnh của lớp mà thấy lâng lâng như có chút men trong người.
Tôi ước mong năm mới về với các gia đình của lớp mình: Ồn ào thêm niềm vui; Nặng trịch túi tài lộc; Nhẹ vơi đi buồn lo và thật nhiều điều như ý.

(DAN TRI)_Năm 2013 trong dự đoán của 'thầy bói'


2013, năm Quý Tỵ, được các nhà phong thủy cho là năm biểu tượng cho lạc quan, cải cách, trong đó các ngành như nông nghiệp, báo chí và nhà đất phát triển, trong khi ngành tài chính và ô tô còn nhiều khó khăn.

Năm Quý Tỵ 2013 tượng trưng cho sự lạc quan, cải cách và thịnh vượng. Ảnh: Zulu
Dựa vào các yếu tố trong vũ trụ gồm kim mộc thủy hỏa và thổ, các chuyên gia phong thủy tính toán những điều thuận và bất lợi của khách quan trong từng giai đoạn và đưa ra dự đoán. Thuật phong thủy rất thịnh hành ở phương Đông, và bạn có thể tin hoặc không tin, nhưng việc xem phong thủy khá thịnh vào mỗi dịp đầu năm ở các cộng đồng người Á.


Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

TIỀN MỪNG TUỔI

       Mỗi năm Tết đến xuân về là một dịp để gia đình đoàn tụ, họ hàng bạn bè có dịp thăm hỏi động viên và chúc mừng nhau, mọi người đón chaò năm mới với những mong ước một tương lai tươi sáng hơn... và...!  
    Dịp Tết người ta chúc tụng nhau những điều đẹp đẽ nhất với những món quà đầy ý nghĩa, và một nghi thức không thể thiếu đó là phát vốn hay còn gọi là mừng tuổi nhau với những tờ bạc may mắn mà ý nghĩa nguyên thủy sâu xa của nó là để người lớn phát vía cho trẻ nhỏ để cầu chúc cho sức khỏe, may mắn, tâm trí vững vàng, học hành tấn tới, kính trên nhường dưới, siêng năng chuyên cần...Mà thường là nhưng đồng bạc lẻ với hàm ý hướng trẻ biết tự chi tiêu cho riêng mình với những đồng tiền nhỏ bé ấy trong dịp vui trọng đại và qua đó biết quý trọng giá trị  của công sức lao động và tự học cách chi tiêu hợp lý. Có những em nhỏ được sống trong những gia đình đủ đầy đầm ấm được ông bà mừng tuổi lại mừng lại bố mẹ, bố mẹ mừng lại ông bà những đồng tiền may mắn để chúc phúc thật là vô cùng ý nghĩa!  
     Nắm bắt được tâm lý tốt đẹp của người phương đông, hàng năm bộ tài chính Hoa Kỳ thường in một khối lượng tờ 1 đô may mắn với những sê ry hai số tám (88) đến bốn số tám (8888), có khi để nguyên cả một mảng 4 đến 8 tờ 1 đô dính liền mà không cắt rời ra để bán cho thị trường Trung Quốc với những phong bao lì xỳ in chữ hán rất đẹp có giá từ 4,5 USD - 5,5 USD cho mỗi tờ 1USD đó. Thật là 1 vốn 4 lời. Vậy mà khi về tới Trung Quốc hay Việt Nam ta thì tờ 1USD đó có giá tới 500 - 700 ngàn, tùy theo độ máu của người mua. Vậy nhưng cũng rất khan hàng.      
    Sau nhiều năm dày công sưu tập, hiện nay chúng tôi đang có khá nhiều tờ tiền lẻ mệnh giá từ 200 đồng tới 20 000 đồng có số sê ry may mắn như kép, lộc phát (68), phát lộc (86), sinh lộc (56), lộc sinh (65), tài lộc (36), thần tài (79), phát tài (83)... để phục vụ nhu cầu bà con cô bác trong dịp tết nguyên đán sắp tới. Bà con có thể để kèm đồng tiền may mắn đó trong bao lì xỳ với những tờ có mệnh giá lớn hơn để thay lời muốn nói với người nhận.. Điều đặc biệt giá cả rất mềm và có khuyến mại với những quý khách mua nhiều như sau:    
      _ Những tờ từ 200 đồng đến 2000 đồng giá 10.000/tờ   
      _ Những tờ từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng giá 20.000/tờ
      _ Những tờ 20.000 đồng giá 30.000/tờ
Xin trân trọng kính cáo để bà con cô bác xa gần được biết và thông tin cho những ai có nhu cầu thì liên hệ theo số điện thoại 24h/24h:
  0948 861 920 hoặc 0963 861 920 - bạn Thọ ở Hưng Hà, Thái Bình!


Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Chào cả nhà
Lâu quá P không có bài đăng nào cho ra hồn
Lý do thì có nhiều , nhưng một lý do chính là cho tờ giờ nhà vẫn trục trặc về kết nối internet. Có lẽ 1 tuần nữa thì việc kết nối sẽ ok. Phần lớn thời gian qua vào mạng là tại nơi làm việc nên dù sao cũng chỉ nhanh nhanh lướt qua Blog chứ không có nhiều thời gian để làm gì cả ( Chỗ làm việc mà làm việc riêng thì cũng không tiện )
Cũng may là có cô Hà dạo này cứu cánh cho Blog chứ không thì gay to...
Thôi có lẽ P cũng đôi điều nhỏ to tâm sự như vậy để cả nhà cùng chia sẻ. Mọi việc rồi sẽ lại ổn cả có đúng không cả nhà.
Chúc cả nhà một ngày nghỉ cuối tuần thật thư giãn sảng khoái, để chuẩn bị nhiều năng lượng cho 1 tuần làm việc mới hiệu quả.
THÂN

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Nguon Vietnamnet


Cách gửi email đính kèm file với mọi dung lượng

Mọi người đều đã quá quen thuộc với việc gửi tệp tin (file) qua email bởi tính tiện lợi. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà cung cấp dịch vụ email đều cho phép người dùng gửi những file lớn, mà hầu hết đều hạn chế dung lượng file ở một số MB.



Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

(Nguon internet)


Chuyện ngày tận thế

Sắp tới 'ngày tận thế', các quan chức Pháp đã ban hành lệnh cấm tuyệt đối người dân đến khu vực ngọn núi Pic de Bugarach trong ngày 21.12. Đây được cho là ngọn núi linh thiêng mà linh hồn người Maya sẽ trở về.

Ngọn núi Pic de Bugarach linh thiêng tại Pháp.

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

TIỀM THỨC: NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH THẦM LẶNG, TẬN TỤY VÀ TỐT BỤNG


Các bậc phụ huynh và các cháu thân mến!
Lâu quá rồi Dinh mới viết một bài cho Blog của lớp. Dinh luôn mong muốn có thể tham gia vào Blog của lớp nhiều hơn. Được ngồi viết và tâm sự với các bạn là một niềm vui mà. Theo “truyền thống” thì Dinh lại viết về đề tài học tập, mong các bạn và các cháu cùng đọc nhé. Chủ đề hôm nay Dinh viết về Tiềm thức và một số ứng dụng của nó trong học tập.
Trong cuộc sống đa số chúng ta đều trải qua một hiện tượng tương tự thế này: chiều hôm trước gặp lại một người quen, nhưng do lâu không gặp nên khi gặp thì quên mất tên người đó. Hỏi lại người đó tên gì thì thực là “sự thóa mạ đối với tình cảm của 2 người”. Cố nhớ lại tên người quen thì nhớ mãi không ra. Sáng hôm sau ngủ dậy, còn nửa tỉnh nửa mê thì tên người quen tự nhiên ùa tới, nhớ ra. Trong học tập nói chung và giải toán nói riêng cũng vậy. Có bài toán tối hôm trước nghĩ mãi không ra, ngủ dậy, tự nhiên lóe ra cách giải. Kể cả trong cuộc sống làm việc, có những điều thật khó khăn, rối rắm nghĩ mãi mà chưa biết làm sao nhưng nếu cứ bình tĩnh gác lại thì ngày hôm sau sự việc lại sáng tỏ và có thể lại có cách giải quyết. Đúng như một câu ngạn ngữ nói rằng “Qua một đêm ngủ người ta trở lên sáng suốt hơn”. Giải thích các hiện tượng trên, các nhà khoa học đều nhất trí rằng đầu óc con người ngoài hoạt động của Ý thức (cố nhớ tên người quen, cố giải bài toán) còn có hoạt động của một bộ phận khác gọi là Tiềm thức. Khi ta ngủ hoặc nghỉ ngơi, Ý thức không còn nghĩ đến vấn đề hay bài toán nữa nhưng Tiềm thức thì vẫn nghĩ, sàng lọc thông tin và đưa ra câu trả lời. Chính vì vậy mà khi vừa thức dậy ta mới nhớ ra tên người quen hay tìm ra cách giải bài toán. Nếu quả như vậy thì Tiềm thức đúng là một người bạn đồng hành thầm lặng, tận tụy và tốt bụng.
Người ta cũng thấy được một khía cạnh khác liên quan đến Tiềm thức. Ví dụ khi giải một phương trình, làm một biến đổi đại số, vận dụng một định lý toán học,…nhiều động tác được thực hiện một cách gần như tự động. Trước một biểu thức đại số, có thể có hàng trăm phép biến đổi. Nếu người giải toán liệt kê tất cả các cách biến đổi có thể có rồi lập luận một cách “có ý thức” để biết nên dùng cách nào thì có khi phải mất cả ngày mới tiến được một bước nhỏ. Nhưng không cần liệt kê như vậy mà đa số người giải có thể nhận biết ngay nên dùng phép biến đổi nào là hợp lý nhất để đạt kết quả. Sự nhạy cảm tự động như vậy, theo các nhà khoa học, là nhờ hoạt động của Tiềm thức. Hoạt động của Ý thức mà không có sự hỗ trợ của Tiềm thức thì sẽ chậm như rùa.
Người ta cũng ví Tiềm thức như một cái kho cùng với người giữ kho. Khi thu được vật gì, ta giao cho anh này xếp vào kho, và mỗi khi cần thì tức khắc anh ta đưa lại cho ta. Khi giao cho anh ta thì nói chung ta yên tâm, không phải bận bịu đến vật ấy nữa. Nhờ đó mà Ý thức được giải tỏa khỏi sự căng thẳng, trí óc đỡ mệt mỏi vì luôn luôn phải cố gắng. Trái lại, nếu không có Tiềm thức thì cũng ví như ta mất đi cái kho và người coi kho, khi thu được vật gì thì phải bo bo giữ lấy và sẽ dẫn đến quá sức, trước sau gì cũng bi quỵ.
Sự tồn tại của Tiềm thức được các nhà khoa học rất quan tâm trong các quyển sách viết về Phương pháp giải toán và tư duy. Ví dụ G.Polia (trong cuốn “Giải một bài toán như thế nào”) hay GS Bùi Tường (trong cuốn “Để học tốt hơn – chủ yếu môn toán”*) đã giành sự quan tâm cho chủ đề này. Thậm chí trong cuốn sách rất mỏng nhưng nổi tiếng “Kỹ thuật sáng tạo ý tưởng trong kinh doanh”, tác giả, tiến sĩ James Webb Young, còn đưa việc sử dụng Tiềm thức thành một bước để phát sinh ý tưởng (sau bước thứ nhất là thu thập thông tin và dữ liệu về vấn đề và bước thứ hai là xem xét kỹ thông tin và dữ liệu đó). Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác được hoạt động của Tiềm thức một cách hợp lý, giúp ích cho học tập và làm việc. Các tác giả đưa ra một số kết luận và lời khuyên sau, Dinh xin tóm lược lại:
1.      Tiềm thức luôn có mặt và nâng đỡ từng bước đi của người học.
Khi giải quyết một vấn đề khó không hiểu được trong học tập (cũng như khi làm việc), có thể người học đã rất cố gắng nhưng không đi đến kết quả. Ban đầu người học cảm thấy có một số ý trong việc giải quyết vấn đề nhưng càng sau đó thì con đường càng bế tắc, mọi thứ như là một mớ bòng bong. Người học đâm ra nản chí. Lúc này người học nên biết dựa vào Tiềm thức, tin tưởng ở nó, thì rất có thể ngày hôm sau có thể vượt qua khó khăn, hiểu rõ và giải quyết được vấn đề.
Biết dựa vào Tiềm thức, tin tưởng vào nó nhưng người học cũng lưu ý rằng chỉ có những bài toán hay vấn đề đã tập trung suy nghĩ nhiều thì khi trở lại mới được biến đổi và sáng ra. Chỉ có sự cố gắng có ý thức và lao động trí óc mới kích hoạt Tiềm thức làm việc. Vì vậy mà người ta cho rằng câu chuyện kể Newton (Niu-tơn) nhìn quả táo rơi nghĩ ra định luật vạn vật hấp dẫn chỉ là một phần của sự thật. Một phần sự thật còn lại là Newton đã nghĩ về vấn đề này từ lâu và luôn nghĩ về nó.
2.      Nghỉ ngơi tích cực sau khi làm việc trí óc thì Tiềm thức mới hoạt động tốt.
Với những bài toán hay vấn đề khó, suy nghĩ nhiều mà không tìm ra lời giải, nhiều người học trở lên buồn bực, đứng lên, ngồi xuống, không thiết nghĩ đến việc gì khác, nghỉ ngơi cũng không thoải mái. Đúng ra là không nên như vậy. Nếu sau khi suy nghĩ tích cực mà không đạt kết quả thì nên nghỉ ngơi giải trí hoàn toàn. Giải trí như vậy sẽ giúp cho Tiềm thức hoạt động tốt hơn và khi quay lại bài toán bạn thường sẽ có được những ý mới.
3.      Chuẩn bị bài trước khi nghe giảng sẽ giúp tận dụng được hoạt động của Tiềm thức
Nếu người học chuẩn bị bài, suy nghĩ và đặt câu hỏi về chủ đề trước khi nghe giảng thì khi đó Tiềm thức đã được kích hoạt. Khi nghe giảng sẽ hiểu và nhớ nội dung tốt hơn. Ngược lại nếu không có chuẩn bị trước, khi nghe giảng cố gắng hiểu ngay và nhớ ngay thì như vậy đối với những điều học được, gần như chỉ đơn độc có Ý thức làm việc, còn Tiềm thức gần như ngủ yên. Tình trạng như vậy được ví như người học “bị tước hết vũ khí” vậy.
4.      Làm bài tập giúp khai thác hoạt động của Tiềm thức tốt hơn.
Như Dinh đã trình bày ở trên, Tiềm thức giúp cho việc giải toán được tự động và nhanh nhạy. Nó cũng như một cái kho và người coi kho. Vậy khi học tập phải tìm cách chuyển kiến thức từ Ý thức sang cho Tiềm thức. Nhưng chuyển bằng cách nào? Theo các tác giả thì kiến thức có thể chuyển vào Tiềm thức bằng cách áp dụng vào các bài tập đa dạng khác nhau (hay ứng dụng vào các tình huống thực tế khác nhau); sự vận dụng đó phải kèm theo sự suy nghĩ chủ động, do một nhu cầu thúc đẩy và vào thời gian không dồn dập một lúc mà nhiều lần tương đối cách nhau.
Dinh có một người bạn khá giỏi về học thuật (bạn nhận bằng Tiến sĩ tại Mỹ và là một chuyên gia kinh tế hàng đầu rất có uy tín hiện nay). Có lần ngồi trò chuyện, bạn nói rằng người học đúng phương pháp thì càng học người càng nhẹ nhõm còn học sinh hiện nay thì đa số càng học càng thấy khổ sở nặng nề. Dinh nghĩ có tình trạng như vậy là vì các cháu bây giờ bị bắt học nhiều quá, học do thúc ép mà không có sự chủ động, không do nhu cầu tự thân, học nhồi nhét và dồn dập. Vậy thì Tiềm thức không được khai thác. Không có cái kho và người giữ kho nên cái gì cũng phải giữ, kiến thức nào cũng phải nhớ (thuộc lòng). Làm gì mà các cháu không thấy vất vả, nặng nề. Không biết các bậc phụ huynh và các cháu có đồng tình với ý kiến đó không?
5.      Học tập đều đặn giúp khai thác hoạt động của Tiềm thức tốt hơn.
Như trong mục 4. Dinh đã trình bày thì việc chuyển kiến thức vào Tiềm thức có một ý nghĩa lớn trong học tập. Vì vậy việc dạy và học cũng thường được thiết kế sao cho sự kết hợp giữa Ý thức và Tiềm thức được tốt nhất, mở đường cho hoạt động của Tiềm thức phát huy tác dụng. Học sinh nghe giảng trên lớp, về nhà ôn lại bài, sắp xếp lại kiến thức, vận dụng lý thuyết vào làm bài tập, lên lớp tham gia chữa bài tập, vận dụng kiến thức cũ để giải quyết một vấn đề mới,…Nhờ những hoạt động này mà kiến thức ngày càng được sáng tỏ và chuyển dần vào Tiềm thức. Việc thiết kế học tập như trên đòi hỏi người học phải học tập một cách đều đặn thì mới tận dụng được sự hoạt động của Tiềm thức. Nếu học không đều đặn, chỉ tập trung học vào lúc kiểm tra và thi cuối kỳ thì cả năm người học luôn ở tình trạng “bị tước hết vũ khí”.
Rất nhiều điều trình bày trên Dinh nghĩ các bậc phụ huynh đã biết và khuyên các cháu áp dụng. Dinh hy vọng bài viết đã diễn giải và làm rõ được một số điều. Dừng lời, Dinh xin chúc các bậc phụ huynh và các cháu làm việc và học tập luôn vui vẻ, thành công.
Đà Nẵng, 17/11/2012
Đinh Ngọc Dinh

-------------------------- 
* Quyển “Để học tốt hơn – chủ yếu môn toán” của GS Bùi Tường bạn Tuyển cho Dinh mượn đọc hồi năm lớp 12. Rất cảm ơn Tuyển. Gần đây Dinh có đọc lại. Quyển sách viết từ khoảng 30 năm trước nhưng rất hay. 

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

TRAN THU HA


Quần đảo Cap-Vert được ca ngợi trong bài hát của Cesaria Evora là điểm đến lý tưởng vào tháng 11. Sau mùa mưa, toàn bộ quần đảo được bao phủ bởi những thảm thực vật xanh mướt, những hòn đảo dường như chưa ai đặt chân đến sau mùa đông và ánh mặt trời lấp lánh như dát vàng tạo nên phong cảnh đẹp đến ngỡ ngàng.



Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Sắp tới ngày phụ nữ Việt Nam rồi, Không biết bạn Phong đã chuẩn bị gì cho Blogger để thay mặt anh em chúc mừng phụ nữ của đại gia đình lớp A chưa? Chịu khó giúp chúng tớ tí nhé - cảm ơn bạn nhiều. Lâu rồi mình cũng chẳng thấy các bạn Hòa, Tám, Xuyên, Ánh, Thọ, Bàng, Hùng, Tâm, Tiến Tuấn, Tuyển, Hương... đâu nữa. Vẫn biết cuộc sống có nhiều bận rộn, các bạn vẫn xem blogger của lớp thường xuyên, vậy tại sao ít hoặc không nói gì vậy? Phải chăng cả lớp A chỉ có duy nhất Phong là khỏe - một mình diễn thuyết trong trường Nguyễn Đình Chiểu. Tât cả chúng ta cũng đều 40 tuổi cả rồi, cũng đủ chín và cũng đủ nhìn lại những gì đã qua được rồi. Vậy nên chúng ta cũng phải cố gắng cùng nhau vì chúng ta, vì lớp A nhé. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe, may mắn và hạnh phúc.

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

(Nguon Inernet)



Nhân viên ngân hàng đối mặt nguy cơ thất nghiệp



Theo kết quả khảo sát về cung - cầu nhân lực ngân hàng - tài chính do Viện Nhân lực ngành ngân hàng tài chính (BTCI) và Hay Group thực hiện, trong năm 2013 sẽ có khoảng 32.000 sinh viên chuyên ngành tài chính - ngân hàng ra trường nhưng chỉ có khoảng 20.000 người được các tổ chức tài chính, ngân hàng tuyển dụng. Như vậy sẽ có khoảng 12.000 sinh viên thất nghiệp hoặc làm trái ngành. Còn trong vòng 4 năm tới, số sinh viên tài chính - ngân hàng không được tuyển sẽ khoảng 13.000 người.


Trao đổi với VnExpress.net về những lo ngại lượng lớn nhân viên ngân hàng sẽ thất nghiệp do cung vượt cầu trong vài năm tới, giám đốc khối nhân sự tại một công ty cổ phần ở Hà Nội cho rằng có thể con số sinh viên không tìm được vị trí trong ngân hàng còn nhiều hơn cuộc khảo sát trên cung cấp. Nữ giám đốc nhân sự này nhận định: "Vài năm tới, sau một đợt tăng trưởng nóng về số lượng nhân viên ngân hàng thì chắc chắn sẽ có một lượng dư cung nhất định. Tuy nhiên, nhân sự cao cấp thì vẫn vô cùng hiếm hoi. Do đó, việc có phải sa thải một loạt nhân viên kém năng suất để đón về một hai nhân viên cấp trung - cao, chúng tôi cũng đồng tình".

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012




Chào các bạn đại gia đình 12A nhé. Cũng như bạn Thụ, lâu rồi Dinh mới vào Blog của lớp. Dạo trước chắc do trục trặc mạng nên Dinh thấy không vào Blog được. Hôm nay vào Blog thấy có nhiều tin bài mới, mọi người vẫn online, bạn Phong vẫn đều đặn đăng tin bài, thật tuyệt. Dinh xin chúc các bạn trong đại gia đình luôn mạnh khoẻ, vui vẻ. Như người đi xa mới về, chưa biết viết gì, Dinh xin copy tặng các bạn mấy bài thơ của nhà thơ Đỗ Trọng Khơi (người xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà mình), các bạn đọc cho vui nhé:



TA QUÊ Ở XỨ CHIÊM BAO


Ta quê ở xứ chiêm bao 
Nghe rằng có một ước ao nơi người 
Tìm về tính chuyện lứa đôi 
Chỉ e tỉnh mộng ra rồi người đi 

Trẻ trung duyên dáng nhường kia 
Dễ gì người ở xứ mê cùng mình 
Bạc vàng quan chức hiển vinh 
Xứ đời thực cũng hữu tình chứ sao 

Ta quê ở xứ chiêm bao 
Từ lâu đã chẳng thể nào xa quê 
Trúc vàng giữ giọng Trương Chi 
Chén vàng chưa vỡ câu thề Mị Nương

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Làm gì với nồi cơm bị sống? (Nguon Internet)


Chẳng may có lúc nồi cơm của bạn bị sống, nhão hoặc bị khê thì phải làm thế nào? Hãy tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây để nồi cơm nhà bạn luôn ngon nhé.

Mẹo nấu cơm ngon


- Dùng nước sôi nấu cơm: Trước đây, nhiều người vẫn dùng nước lã để nấu cơm. Tuy nhiên, nước nóng nấu cơm vẫn là tốt nhất vì như vậy lượng Vitamin B1 trong gạo sẽ không bị mất đi, vừa đảm bảo chất lượng gạo, cơm nấu lên lại ngon.

Hơn nữa, trước khi nấu, ta nên ngâm gạo một lúc sau đó mới đổ nước sôi vào để nấu, như vậy khi nấu xong, cơm vừa mềm, ngon, lại tiết kiệm được điện.

- Cho dầu vào cơm: Nhiều người chia sẻ kinh nghiệm, khi nấu cơm, nhỏ vài giọt dầu hoặc mỡ động vật vào cơm, cơm không những thơm, tơi, nhừ, mà còn không lo bị cháy nồi. Cách này rất phù hợp với những loại gạo nở và khô.

- Hạn chế cơm thiu: Mùa hè thời tiết oi bức, cơm rất dễ bị ôi thiu sau khi nấu xong khoảng vài tiếng. Vì thế khi nấu, hãy cho vào nồi vài giọt giấm theo tỉ lệ 2ml cho 1,5kg gạo, cơm sẽ trắng muốt và rất lâu thiu.


Nhỏ vài giọt dầu hoặc mỡ động vật vào cơm, cơm không những thơm, ngon, 
tơi, nhừ mà không sợ bị cháy nồi (Ảnh minh họa)


- Dùng vỏ trứng gà: Rửa sạch vỏ trứng gà, cho vào nồi rang giòn, nghiền thành bột, rắc một ít gạo đã vo rồi nấu thành cơm. Người bình thường và người bệnh thiếu canxi ăn vào đều rất tốt. 


- Chọn gạo: Khâu chọn gạo để nấu được cơm ngon cũng rất quan trọng. Và tùy vào mỗi loại gạo bạn phải ước lượng được lượng nước phù hợp nếu không cơm dễ bị sống, cứng hoặc nhão.


Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Chào cả nhà

Hôm nay Phong tôi mới lại có đk quay trở lại Blog
Hơn 1 tuần qua tôi chuyển nhà nên bận quá
Nhà tôi địa chỉ mới là:
P302 nhà số 16 ngách 38 ngõ 342 đường Hồ Tùng Mậu
Xin báo tin để cả đại gia đình được biết
Trân trọng

Phạm Văn Phong

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Đã lâu rồi.

Có lẽ đã lâu rồi, lâu rồi tôi không vô trang Blog của lớp mình. Sao vậy, có lẽ tôi cũng không hiểu rõ. Bận hay sao? cũng không phải. Không muốn vào hay sao? cũng không phải. Không biết vào? cũng không phải như thế. Có những việc mà đôi khi tôi chẳng thể giải thích lý do là tại sao. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, kể từ khi có trang Blog này tôi mới thấy được lớp 12A đang ở đâu, các bạn đang ở đâu và thấy mọi thứ thật gần gũi trở lại.

Cuộc sống cứ cuốn đi, may mà trong cuộc sống này có những thứ cho tôi dừng lại, làm cho cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn.

Các bạn từ những tỉnh xa như Hòa (Lâm Đồng), Hà, Tiến (HCM), Dinh(DN), Hùng(Hue), và nhiều bạn nữa như Ánh, Cường...và các bạn ngay quang đây, tất cả cho tôi một hình dung đầy đủ hơn của 12A sau bao năm xa cách.

Và một điều trên hết, là tôi luôn cầu chúc cho các bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và nhiều niềm vui trong cuộc sống, và tôi cũng mong các bạn hãy dừng lại đôi chút sau mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi bước đi để trở lại trang Blog thân yêu này, cho mỗi người thêm gần gũi hơn.

Thân chào các bạn..

Đỗ Ngọc Thụ

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Tìm chủ ngữ

Thầy giáo viết lên bảng câu: "Người đàn ông lang thang đã chết đói!" rồi quay sang hỏi học sinh:
-Này pito em cho thầy biết trong câu này chủ ngữ ở đâu?
-Ơ ... có lẽ dưới mồ ạ! Pito trả lời giọng không chắc lắm

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

@_Nguon internet

Từng là một phím hiếm khi được sử dụng, thậm chí suýt bị bỏ đi, ký tự duyên dáng @ đã trở thành một biểu tượng đặc trưng không thể thiếu của truyền thông điện tử hiện đại.

Theo trang Smithsonianmag.com, người Italia gọi ký tự @ là "con ốc sên", còn người Hà Lan gọi nó là "đuôi khỉ". Dù là "ốc sên" hay "đuôi khỉ" thì @ là một ký tự không thể thiếu trong truyền thông điện tử. @ thậm chí đã được đưa vào bộ sưu tập vĩnh cửu của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (Mỹ), với lời chú giải về @ là hiện thân của "sự tao nhã, kinh tế, trí tuệ và mang ý nghĩa của những định hướng tương lai thấm nhuần trong nghệ thuật thời đại".
Mặc dù ký tự @ được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1536
nhưng biểu tượng này chỉ thực sự phổ biến sau năm 1971 (nguồn Smithsonianmag.com)



Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012


Thí sinh đạp xe 300 km đi thi được đặc cách vào đại học

Ngày 29/8, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh ký quyết định tuyển bổ sung Ngô Văn Thuận - thí sinh đạp xe 300 km từ Nghệ An ra Hà Nội thi đại học vào trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp.
Gia cảnh khốn khó của sĩ tử đạp xe 300 km đi thi đại học

Ngô Văn Thuận đã đạp xe 300 km từ Nghệ An ra Hà Nội thi đại học với 30.000 đồng trong túi. Ảnh: Đức Chung.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Hôm trước đọc báo thấy thế hệ sau này các em giỏi quá và mình cũng rất tự hào về quê hương và ngôi trường chúng ta đã từng học.
Một thủ khoa BKHN quê Kim Trung (bạn Hòa) học trường ta.
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2012/08/thu-khoa-dh-bach-khoa-me-lich-su/

Thủ khoa ĐH Bách khoa mê Lịch sử

Là thủ khoa đại học công nghệ lớn, chọn ngành Công nghệ Thông tin với mong muốn trở thành lập trình viên nhưng cậu học trò nghèo Lưu Thế Anh lại cực kỳ mê Lịch sử và thành thạo việc băm rau, quấy cám, đi cấy...
Tin cậu học trò Lưu Thế Anh đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội làm xóm nghèo Trung Thôn (xã Kim Trung, Hưng Hà, Thái Bình) trở nên huyên náo. Đi đâu người ta cũng tấm tắc khen "thằng bé nhà nghèo, vất vả nhưng giỏi quá". Thế Anh cũng trở thành tấm gương để những ông bố, bà mẹ trong xóm nhỏ dạy con noi theo.

Gương mặt hiền khô pha chút lam lũ, Thế Anh cho biết, khi thi xong em nghĩ mình sẽ đỗ, nhưng không ngờ lại được điểm số dẫn đầu (28,5 điểm), trước hàng nghìn thí sinh dự thi vào ĐH Bách khoa Hà Nội.
Là con nhà nông, lại thiếu thốn tình cảm của bố, từ bé Thế Anh đã quen với việc vừa đi học vừa làm việc gia đình. Hồi cấp một, cậu đã biết giúp mẹ quét dọn, nấu cơm, chăm lợn, gà. Sang cấp hai, cậu bắt đầu làm bạn với ruộng đồng, cấy hái. Thiếu bàn tay chăm sóc, dạy dỗ của người cha, Thế Anh còn nhiều lần bị bạn bè chọc ghẹo. Cậu ấm ức khóc và tủi hổ, nhưng rồi chính người mẹ tảo tần đã giúp Thế Anh có thêm nghị lực phấn đấu.
Thế Anh cùng người mẹ đã một mình nuôi em suốt 18 năm qua. Ảnh: Quỳnh Trang.


Hi các bạn và hội trưởng Quang quác, tôi thực sự thời gian qua vào blog ko được, nay mới vào được thấy thông tin mọi người up lên nhiều và nhiều cái mới quá. Chúc mừng tất cả nhé.
Thưa hội trưởng là tôi vẫn chưa tèo và vẫn ngon lành nhé (xem ảnh).

 Chúc mọi người vui vẻ hạnh phúc.

Ky niem Sam Son 2012