CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA

CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA
Số điện thoại đường dây nóng: Quang:0989.794.396_Bàng: 0932.228.773_Thọ:094.486.1920_Xuyên:0912.763.660

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Làm gì với nồi cơm bị sống? (Nguon Internet)


Chẳng may có lúc nồi cơm của bạn bị sống, nhão hoặc bị khê thì phải làm thế nào? Hãy tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây để nồi cơm nhà bạn luôn ngon nhé.

Mẹo nấu cơm ngon


- Dùng nước sôi nấu cơm: Trước đây, nhiều người vẫn dùng nước lã để nấu cơm. Tuy nhiên, nước nóng nấu cơm vẫn là tốt nhất vì như vậy lượng Vitamin B1 trong gạo sẽ không bị mất đi, vừa đảm bảo chất lượng gạo, cơm nấu lên lại ngon.

Hơn nữa, trước khi nấu, ta nên ngâm gạo một lúc sau đó mới đổ nước sôi vào để nấu, như vậy khi nấu xong, cơm vừa mềm, ngon, lại tiết kiệm được điện.

- Cho dầu vào cơm: Nhiều người chia sẻ kinh nghiệm, khi nấu cơm, nhỏ vài giọt dầu hoặc mỡ động vật vào cơm, cơm không những thơm, tơi, nhừ, mà còn không lo bị cháy nồi. Cách này rất phù hợp với những loại gạo nở và khô.

- Hạn chế cơm thiu: Mùa hè thời tiết oi bức, cơm rất dễ bị ôi thiu sau khi nấu xong khoảng vài tiếng. Vì thế khi nấu, hãy cho vào nồi vài giọt giấm theo tỉ lệ 2ml cho 1,5kg gạo, cơm sẽ trắng muốt và rất lâu thiu.


Nhỏ vài giọt dầu hoặc mỡ động vật vào cơm, cơm không những thơm, ngon, 
tơi, nhừ mà không sợ bị cháy nồi (Ảnh minh họa)


- Dùng vỏ trứng gà: Rửa sạch vỏ trứng gà, cho vào nồi rang giòn, nghiền thành bột, rắc một ít gạo đã vo rồi nấu thành cơm. Người bình thường và người bệnh thiếu canxi ăn vào đều rất tốt. 


- Chọn gạo: Khâu chọn gạo để nấu được cơm ngon cũng rất quan trọng. Và tùy vào mỗi loại gạo bạn phải ước lượng được lượng nước phù hợp nếu không cơm dễ bị sống, cứng hoặc nhão.


Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Chào cả nhà

Hôm nay Phong tôi mới lại có đk quay trở lại Blog
Hơn 1 tuần qua tôi chuyển nhà nên bận quá
Nhà tôi địa chỉ mới là:
P302 nhà số 16 ngách 38 ngõ 342 đường Hồ Tùng Mậu
Xin báo tin để cả đại gia đình được biết
Trân trọng

Phạm Văn Phong

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Đã lâu rồi.

Có lẽ đã lâu rồi, lâu rồi tôi không vô trang Blog của lớp mình. Sao vậy, có lẽ tôi cũng không hiểu rõ. Bận hay sao? cũng không phải. Không muốn vào hay sao? cũng không phải. Không biết vào? cũng không phải như thế. Có những việc mà đôi khi tôi chẳng thể giải thích lý do là tại sao. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, kể từ khi có trang Blog này tôi mới thấy được lớp 12A đang ở đâu, các bạn đang ở đâu và thấy mọi thứ thật gần gũi trở lại.

Cuộc sống cứ cuốn đi, may mà trong cuộc sống này có những thứ cho tôi dừng lại, làm cho cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn.

Các bạn từ những tỉnh xa như Hòa (Lâm Đồng), Hà, Tiến (HCM), Dinh(DN), Hùng(Hue), và nhiều bạn nữa như Ánh, Cường...và các bạn ngay quang đây, tất cả cho tôi một hình dung đầy đủ hơn của 12A sau bao năm xa cách.

Và một điều trên hết, là tôi luôn cầu chúc cho các bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và nhiều niềm vui trong cuộc sống, và tôi cũng mong các bạn hãy dừng lại đôi chút sau mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi bước đi để trở lại trang Blog thân yêu này, cho mỗi người thêm gần gũi hơn.

Thân chào các bạn..

Đỗ Ngọc Thụ

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Tìm chủ ngữ

Thầy giáo viết lên bảng câu: "Người đàn ông lang thang đã chết đói!" rồi quay sang hỏi học sinh:
-Này pito em cho thầy biết trong câu này chủ ngữ ở đâu?
-Ơ ... có lẽ dưới mồ ạ! Pito trả lời giọng không chắc lắm

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

@_Nguon internet

Từng là một phím hiếm khi được sử dụng, thậm chí suýt bị bỏ đi, ký tự duyên dáng @ đã trở thành một biểu tượng đặc trưng không thể thiếu của truyền thông điện tử hiện đại.

Theo trang Smithsonianmag.com, người Italia gọi ký tự @ là "con ốc sên", còn người Hà Lan gọi nó là "đuôi khỉ". Dù là "ốc sên" hay "đuôi khỉ" thì @ là một ký tự không thể thiếu trong truyền thông điện tử. @ thậm chí đã được đưa vào bộ sưu tập vĩnh cửu của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (Mỹ), với lời chú giải về @ là hiện thân của "sự tao nhã, kinh tế, trí tuệ và mang ý nghĩa của những định hướng tương lai thấm nhuần trong nghệ thuật thời đại".
Mặc dù ký tự @ được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1536
nhưng biểu tượng này chỉ thực sự phổ biến sau năm 1971 (nguồn Smithsonianmag.com)