CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA

CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA
Số điện thoại đường dây nóng: Quang:0989.794.396_Bàng: 0932.228.773_Thọ:094.486.1920_Xuyên:0912.763.660

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Nguon Vietnamnet


Cách gửi email đính kèm file với mọi dung lượng

Mọi người đều đã quá quen thuộc với việc gửi tệp tin (file) qua email bởi tính tiện lợi. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà cung cấp dịch vụ email đều cho phép người dùng gửi những file lớn, mà hầu hết đều hạn chế dung lượng file ở một số MB.



Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

(Nguon internet)


Chuyện ngày tận thế

Sắp tới 'ngày tận thế', các quan chức Pháp đã ban hành lệnh cấm tuyệt đối người dân đến khu vực ngọn núi Pic de Bugarach trong ngày 21.12. Đây được cho là ngọn núi linh thiêng mà linh hồn người Maya sẽ trở về.

Ngọn núi Pic de Bugarach linh thiêng tại Pháp.

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

TIỀM THỨC: NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH THẦM LẶNG, TẬN TỤY VÀ TỐT BỤNG


Các bậc phụ huynh và các cháu thân mến!
Lâu quá rồi Dinh mới viết một bài cho Blog của lớp. Dinh luôn mong muốn có thể tham gia vào Blog của lớp nhiều hơn. Được ngồi viết và tâm sự với các bạn là một niềm vui mà. Theo “truyền thống” thì Dinh lại viết về đề tài học tập, mong các bạn và các cháu cùng đọc nhé. Chủ đề hôm nay Dinh viết về Tiềm thức và một số ứng dụng của nó trong học tập.
Trong cuộc sống đa số chúng ta đều trải qua một hiện tượng tương tự thế này: chiều hôm trước gặp lại một người quen, nhưng do lâu không gặp nên khi gặp thì quên mất tên người đó. Hỏi lại người đó tên gì thì thực là “sự thóa mạ đối với tình cảm của 2 người”. Cố nhớ lại tên người quen thì nhớ mãi không ra. Sáng hôm sau ngủ dậy, còn nửa tỉnh nửa mê thì tên người quen tự nhiên ùa tới, nhớ ra. Trong học tập nói chung và giải toán nói riêng cũng vậy. Có bài toán tối hôm trước nghĩ mãi không ra, ngủ dậy, tự nhiên lóe ra cách giải. Kể cả trong cuộc sống làm việc, có những điều thật khó khăn, rối rắm nghĩ mãi mà chưa biết làm sao nhưng nếu cứ bình tĩnh gác lại thì ngày hôm sau sự việc lại sáng tỏ và có thể lại có cách giải quyết. Đúng như một câu ngạn ngữ nói rằng “Qua một đêm ngủ người ta trở lên sáng suốt hơn”. Giải thích các hiện tượng trên, các nhà khoa học đều nhất trí rằng đầu óc con người ngoài hoạt động của Ý thức (cố nhớ tên người quen, cố giải bài toán) còn có hoạt động của một bộ phận khác gọi là Tiềm thức. Khi ta ngủ hoặc nghỉ ngơi, Ý thức không còn nghĩ đến vấn đề hay bài toán nữa nhưng Tiềm thức thì vẫn nghĩ, sàng lọc thông tin và đưa ra câu trả lời. Chính vì vậy mà khi vừa thức dậy ta mới nhớ ra tên người quen hay tìm ra cách giải bài toán. Nếu quả như vậy thì Tiềm thức đúng là một người bạn đồng hành thầm lặng, tận tụy và tốt bụng.
Người ta cũng thấy được một khía cạnh khác liên quan đến Tiềm thức. Ví dụ khi giải một phương trình, làm một biến đổi đại số, vận dụng một định lý toán học,…nhiều động tác được thực hiện một cách gần như tự động. Trước một biểu thức đại số, có thể có hàng trăm phép biến đổi. Nếu người giải toán liệt kê tất cả các cách biến đổi có thể có rồi lập luận một cách “có ý thức” để biết nên dùng cách nào thì có khi phải mất cả ngày mới tiến được một bước nhỏ. Nhưng không cần liệt kê như vậy mà đa số người giải có thể nhận biết ngay nên dùng phép biến đổi nào là hợp lý nhất để đạt kết quả. Sự nhạy cảm tự động như vậy, theo các nhà khoa học, là nhờ hoạt động của Tiềm thức. Hoạt động của Ý thức mà không có sự hỗ trợ của Tiềm thức thì sẽ chậm như rùa.
Người ta cũng ví Tiềm thức như một cái kho cùng với người giữ kho. Khi thu được vật gì, ta giao cho anh này xếp vào kho, và mỗi khi cần thì tức khắc anh ta đưa lại cho ta. Khi giao cho anh ta thì nói chung ta yên tâm, không phải bận bịu đến vật ấy nữa. Nhờ đó mà Ý thức được giải tỏa khỏi sự căng thẳng, trí óc đỡ mệt mỏi vì luôn luôn phải cố gắng. Trái lại, nếu không có Tiềm thức thì cũng ví như ta mất đi cái kho và người coi kho, khi thu được vật gì thì phải bo bo giữ lấy và sẽ dẫn đến quá sức, trước sau gì cũng bi quỵ.
Sự tồn tại của Tiềm thức được các nhà khoa học rất quan tâm trong các quyển sách viết về Phương pháp giải toán và tư duy. Ví dụ G.Polia (trong cuốn “Giải một bài toán như thế nào”) hay GS Bùi Tường (trong cuốn “Để học tốt hơn – chủ yếu môn toán”*) đã giành sự quan tâm cho chủ đề này. Thậm chí trong cuốn sách rất mỏng nhưng nổi tiếng “Kỹ thuật sáng tạo ý tưởng trong kinh doanh”, tác giả, tiến sĩ James Webb Young, còn đưa việc sử dụng Tiềm thức thành một bước để phát sinh ý tưởng (sau bước thứ nhất là thu thập thông tin và dữ liệu về vấn đề và bước thứ hai là xem xét kỹ thông tin và dữ liệu đó). Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác được hoạt động của Tiềm thức một cách hợp lý, giúp ích cho học tập và làm việc. Các tác giả đưa ra một số kết luận và lời khuyên sau, Dinh xin tóm lược lại:
1.      Tiềm thức luôn có mặt và nâng đỡ từng bước đi của người học.
Khi giải quyết một vấn đề khó không hiểu được trong học tập (cũng như khi làm việc), có thể người học đã rất cố gắng nhưng không đi đến kết quả. Ban đầu người học cảm thấy có một số ý trong việc giải quyết vấn đề nhưng càng sau đó thì con đường càng bế tắc, mọi thứ như là một mớ bòng bong. Người học đâm ra nản chí. Lúc này người học nên biết dựa vào Tiềm thức, tin tưởng ở nó, thì rất có thể ngày hôm sau có thể vượt qua khó khăn, hiểu rõ và giải quyết được vấn đề.
Biết dựa vào Tiềm thức, tin tưởng vào nó nhưng người học cũng lưu ý rằng chỉ có những bài toán hay vấn đề đã tập trung suy nghĩ nhiều thì khi trở lại mới được biến đổi và sáng ra. Chỉ có sự cố gắng có ý thức và lao động trí óc mới kích hoạt Tiềm thức làm việc. Vì vậy mà người ta cho rằng câu chuyện kể Newton (Niu-tơn) nhìn quả táo rơi nghĩ ra định luật vạn vật hấp dẫn chỉ là một phần của sự thật. Một phần sự thật còn lại là Newton đã nghĩ về vấn đề này từ lâu và luôn nghĩ về nó.
2.      Nghỉ ngơi tích cực sau khi làm việc trí óc thì Tiềm thức mới hoạt động tốt.
Với những bài toán hay vấn đề khó, suy nghĩ nhiều mà không tìm ra lời giải, nhiều người học trở lên buồn bực, đứng lên, ngồi xuống, không thiết nghĩ đến việc gì khác, nghỉ ngơi cũng không thoải mái. Đúng ra là không nên như vậy. Nếu sau khi suy nghĩ tích cực mà không đạt kết quả thì nên nghỉ ngơi giải trí hoàn toàn. Giải trí như vậy sẽ giúp cho Tiềm thức hoạt động tốt hơn và khi quay lại bài toán bạn thường sẽ có được những ý mới.
3.      Chuẩn bị bài trước khi nghe giảng sẽ giúp tận dụng được hoạt động của Tiềm thức
Nếu người học chuẩn bị bài, suy nghĩ và đặt câu hỏi về chủ đề trước khi nghe giảng thì khi đó Tiềm thức đã được kích hoạt. Khi nghe giảng sẽ hiểu và nhớ nội dung tốt hơn. Ngược lại nếu không có chuẩn bị trước, khi nghe giảng cố gắng hiểu ngay và nhớ ngay thì như vậy đối với những điều học được, gần như chỉ đơn độc có Ý thức làm việc, còn Tiềm thức gần như ngủ yên. Tình trạng như vậy được ví như người học “bị tước hết vũ khí” vậy.
4.      Làm bài tập giúp khai thác hoạt động của Tiềm thức tốt hơn.
Như Dinh đã trình bày ở trên, Tiềm thức giúp cho việc giải toán được tự động và nhanh nhạy. Nó cũng như một cái kho và người coi kho. Vậy khi học tập phải tìm cách chuyển kiến thức từ Ý thức sang cho Tiềm thức. Nhưng chuyển bằng cách nào? Theo các tác giả thì kiến thức có thể chuyển vào Tiềm thức bằng cách áp dụng vào các bài tập đa dạng khác nhau (hay ứng dụng vào các tình huống thực tế khác nhau); sự vận dụng đó phải kèm theo sự suy nghĩ chủ động, do một nhu cầu thúc đẩy và vào thời gian không dồn dập một lúc mà nhiều lần tương đối cách nhau.
Dinh có một người bạn khá giỏi về học thuật (bạn nhận bằng Tiến sĩ tại Mỹ và là một chuyên gia kinh tế hàng đầu rất có uy tín hiện nay). Có lần ngồi trò chuyện, bạn nói rằng người học đúng phương pháp thì càng học người càng nhẹ nhõm còn học sinh hiện nay thì đa số càng học càng thấy khổ sở nặng nề. Dinh nghĩ có tình trạng như vậy là vì các cháu bây giờ bị bắt học nhiều quá, học do thúc ép mà không có sự chủ động, không do nhu cầu tự thân, học nhồi nhét và dồn dập. Vậy thì Tiềm thức không được khai thác. Không có cái kho và người giữ kho nên cái gì cũng phải giữ, kiến thức nào cũng phải nhớ (thuộc lòng). Làm gì mà các cháu không thấy vất vả, nặng nề. Không biết các bậc phụ huynh và các cháu có đồng tình với ý kiến đó không?
5.      Học tập đều đặn giúp khai thác hoạt động của Tiềm thức tốt hơn.
Như trong mục 4. Dinh đã trình bày thì việc chuyển kiến thức vào Tiềm thức có một ý nghĩa lớn trong học tập. Vì vậy việc dạy và học cũng thường được thiết kế sao cho sự kết hợp giữa Ý thức và Tiềm thức được tốt nhất, mở đường cho hoạt động của Tiềm thức phát huy tác dụng. Học sinh nghe giảng trên lớp, về nhà ôn lại bài, sắp xếp lại kiến thức, vận dụng lý thuyết vào làm bài tập, lên lớp tham gia chữa bài tập, vận dụng kiến thức cũ để giải quyết một vấn đề mới,…Nhờ những hoạt động này mà kiến thức ngày càng được sáng tỏ và chuyển dần vào Tiềm thức. Việc thiết kế học tập như trên đòi hỏi người học phải học tập một cách đều đặn thì mới tận dụng được sự hoạt động của Tiềm thức. Nếu học không đều đặn, chỉ tập trung học vào lúc kiểm tra và thi cuối kỳ thì cả năm người học luôn ở tình trạng “bị tước hết vũ khí”.
Rất nhiều điều trình bày trên Dinh nghĩ các bậc phụ huynh đã biết và khuyên các cháu áp dụng. Dinh hy vọng bài viết đã diễn giải và làm rõ được một số điều. Dừng lời, Dinh xin chúc các bậc phụ huynh và các cháu làm việc và học tập luôn vui vẻ, thành công.
Đà Nẵng, 17/11/2012
Đinh Ngọc Dinh

-------------------------- 
* Quyển “Để học tốt hơn – chủ yếu môn toán” của GS Bùi Tường bạn Tuyển cho Dinh mượn đọc hồi năm lớp 12. Rất cảm ơn Tuyển. Gần đây Dinh có đọc lại. Quyển sách viết từ khoảng 30 năm trước nhưng rất hay. 

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

TRAN THU HA


Quần đảo Cap-Vert được ca ngợi trong bài hát của Cesaria Evora là điểm đến lý tưởng vào tháng 11. Sau mùa mưa, toàn bộ quần đảo được bao phủ bởi những thảm thực vật xanh mướt, những hòn đảo dường như chưa ai đặt chân đến sau mùa đông và ánh mặt trời lấp lánh như dát vàng tạo nên phong cảnh đẹp đến ngỡ ngàng.