CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA

CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA
Số điện thoại đường dây nóng: Quang:0989.794.396_Bàng: 0932.228.773_Thọ:094.486.1920_Xuyên:0912.763.660

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Chúc mừng sinh nhật






Tặng anh Hoà một số hình ảnh vui




           Tặng anh Hoà và các bạn lớp 12 A một số thông tin về địa phương Đạtẻh nơi anh Hoà sinh sống




          Đạ Tẻh là một huyện nằm ở phía tây nam tỉnh Lâm Đồng
Vị trí
        Huyện trên vùng tiếp giáp giữa cao nguyên Bảo Lộc-Di Linh và cùng Đông Nam Bộ. Phía bắc giáp hai huyện Cát TiênBảo Lâm. Phía nam giáp huyện Đạ Huoai. Phía tây giáp huyện Cát Tiên và huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai). Phía đông giáp huyện Bảo Lâm.
Thông tin cơ bản
  • Diện tích: 523,4km²
  • Dân số: 43.800 người (2004)
  • Dân tộc: Mạ, Kinh, Tày, Nùng...
  • Mật độ: 84 người/km2
  • Huyện lỵ: thị trấn Đạ Tẻh
Phân chia hành chính
        Huyện Đạ Tẻh bao gồm: thị trấn Đạ Tẻh và 10 xã: Quốc Oai, Mỹ Đức, Quảng Trị, Hương Lâm, Đạ Lây, An Nhơn, Hà Đông, Đạ Pal, Triệu Hải, Đạ Kho.
Địa hình
          Là một trong những huyện nằm trong vùng tiếp giáp cao nguyên Bảo Lộc-Di Linh và khu vực Đông Nam Bộ, thực chất đây là một bình nguyên, Đạ Tẻh có độ cao trung bình 100-300m so với mặt biển. Đỉnh núi cao nhất trong huyện là núi Đăng Lu Gu ở phía Đông với 708m. Đạ Tẻh có 2 sông chính là Đạ Nha dài 50km và sông Đạ Tẻh dài 30km chảy ra sông Đồng Nai.
Đạ Tẻh có thác Đakala (Đạ Bin) và thác Triệu Hải. Rừng Đạ Tẻh tiếp giáp một phần với rừng Cát Lộc thuộc huyện Cát Tiên, có nhiều thú quí hiếm như: voi, sơn dương, khỉ, tê giác,…
Lịch sử
         Đạ Tẻh có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với các huyện lân cận trên cao nguyên Bảo Lộc. Khi mới bắt đầu phát hiện ra vùng đất này, người Pháp gọi chung cho cả vùng là B’lao. Năm 1899, Pháp lập tỉnh Đồng Nai Thượng, bao gồm toàn bộ phần đất nằm trên cao nguyên Bảo Lộc-Di Linh và một phần của cao nguyên Lang Biang. Năm 1905, tỉnh Đồng Nai Thượng bị giải thể, đất đai sáp nhập vào tỉnh Bình Thuận. Năm 1920, tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập.
          Thời Việt Nam Cộng Hoà, vùng đất Đạ Tẻh thuộc quận Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng. Về phía chính quyền cách mạng, trước năm 1975, huyện Đạ Tẻh ngày nay nằm trong vùng căn cứ địa cách mạng tỉnh Lâm Đồng, giữa hành lang chiến lược các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Tuy, Lâm Đồng, Đồng Nai, Phước Long, Đắk Lắk, còn được gọi là K4.
           Sau ngày 30/4/1975, K4 được sáp nhập vào huyện Bảo Lộc, vùng đất Đạ Tẻh ngày nay được gọi là xã Lộc Trung. Từ giữa năm 1976, thực hiện chủ trương của Nhà nước trong việc bố trí và điều động dân cư, xây dựng vùng kinh tế mới, xã Lộc Trung được qui hoạch là địa bàn đón dân xây dựng kinh tế mới của tỉnh Lâm Đồng. Lực lượng tiền trạm và thanh niên xung phong của các địa phương như Thường Tín, Ứng Hòa (tỉnh Hà Sơn Bình cũ) và nhân dân thành phố Huế đã đến xây dựng vùng kinh tế mới.
           Đến năm 1978, nhân dân huyện Triệu Hải (tỉnh Quảng Trị); huyện An Nhơn, Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định); Thạch Thất, Mỹ Đức, Quốc Oai, Phú Xuyên, Thường Tín (tỉnh Hà Sơn Bình); huyện Xuân Thuỷ, Hải Hậu, Thanh Liêm, Hoa Lư (tỉnh Hà Nam Ninh); huyện Hương Phú, Hương Điền (tỉnh Thừa Thiên) đã đến xây dựng vùng kinh tế mới. Năm 1979, tách một phần huyện Bảo Lộc, trong đó có xã Lộc Trung để thành lập huyện Đạ Huoai. Ngày 6/6/1986, chia huyện Đạ Huoai thành 3 huyện: Đa Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Tiềm năng
          Đạ Tẻh là huyện mới thành lập từ chính sách di dân mở khu kinh tế mới. Cho đến nay, kinh tế huyện chủ yếu vẫn dựa vào nông lâm nghiệp. Năm 1999, toàn huyện 7.461ha diện tích trồng cây lương thực. Trong đó, thế mạnh của huyện là cây lúa. Số lượng đàn bò là 5.395 con, đàn lợn là 8.088 con. Các ngành nghề thủ công nghiệp, khai thác lâm sản phụ làm đũa tre, tăm nhang, vật liệu xây dựng tiếp tục phát triển.
          Những năm gần đây, cùng với phát triển kinh tế, mạng lưới giao thông cũng không ngừng được cải thiện. Thị trấn Đạ Tẻh nằm trên trục đường 721 nối liền quốc lộ 20 với huyện Cát Tiên. Đường giao thông đã cơ bản thông suốt bảo đảm cho việc đi lại từ huyện về các xã nông thôn.
            Trên địa bàn huyện có nhiều thắng cảnh đẹp, là điều kiện để phát triển du lịch, dịch vụ. Đến đây, du khách có thể tham quan thác Đạ K’Lả (Đạ Bin) cao hơn 50m, phía trên có 6 thác giật cấp, đứng xa hàng chục ki lô mét vẫn có thể nhìn thấy. Phía trên thác là khu rừng rậm với những lũng nước sâu trong vắt có thể hình thành những hồ bơi thơ mộng và có thể là vệ tinh của khu du lịch Đam Bri, thị xã Bảo Lộc. Hồ Đạ Tẻh rộng 21.000ha, cách trung tâm huyện 9km. Đây không chỉ là công trình thuỷ lợi mà còn là một điểm đến rất thú vị dành cho khách du lịch.

4 nhận xét:

Trần Thu Hà nói...

Chúc mừng sinh nhật bạn Hoà !Hy vọng có ngày đến chỗ bạn ở,thăm gia đình bạn.

Hòa nói...

Mình cảm ơn bạn Phong! bạn đã cho bạn bè và cả chính mình nữa nhiều thông tin bổ ích về địa lý, dân sinh nơi mình đang ở. Huyện mình nay phát triển mạnh, thị trấn to rộng, huyện có rất nhiều hồ thủy lợi( chín hồ)mình làm kỹ thuật thi công 3 hồ đấy. Huyện cấy 4000 ha lúa,7000 ha ca su,2000ha cà phê ( mình có 1,4ha). Mời các bạn ghé qua chỗ mình chơi nhé!

nguyenanhtien nói...

Chúc Hòa SN lần thứ 38 vui vẻ,hạnh phúc và thành đạt.

dongocthu nói...

Chúc Hoà luôn luônmạnh khoẻ, hạnh phúc và thành đạt!

Đăng nhận xét