CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA

CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA
Số điện thoại đường dây nóng: Quang:0989.794.396_Bàng: 0932.228.773_Thọ:094.486.1920_Xuyên:0912.763.660

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

CÂU HỎI LỚN?


Nuớc Việt Nam ta miền bắc thì rộng mà miền nam thì hẹp.
Miền bắc thì giáp đại lục mà miền nam thì lại giáp biển.
Vậy tại sao lại gọi là vào nam ra bắc mà không gọi là vào bắc ra nam?
Đề nghị các chuyên gia giải thích

4 nhận xét:

phamvanphong nói...

Theo chủ quan của tôi thì thấy như sau:
1.Việc sử dụng thuật ngữ "Vào nam , ta Bắc " hoặc đổi lại "Vào Bắc, ra nam " được sử dụng một cách tương đối để chỉ trường hợp có sự di chuyển qua lại giữa các vùng miền. Do đặc điểm địa lý của Việt Nam , đất nước hẹp đông tây, kéo dài theo hình chữ S nên dân gian không sử dụng thuật ngữ " vào đông, ra tây"...
2.Trở lại mệnh đề 1 anh Thọ đưa ra:..."Miền Bắc rộng,miền nam hẹp, giáp lục địa, giáp biển,... vân vân " tôi thấy không có sự liên hệ gì với thuật ngữ di chuyển cả.
3.Đề nghị cả nhà thêm ý kiến khác

Hòa nói...

Tôi ở trong Nam đã lâu, theo quan điểm mọi người về câu nói đó là; chỉ có người ngoài Bắc vào Nam sinh sống chứ không có người Nam ra Bắc sinh sống. Hiện nay số người Bắc ở trong này đâu cũng có, ngay chỗ mình ở cũng có lập hội đồng hương được hơn 100 hộ gđ. Mỗi dịp tết đến là mọi người quê Bắc về ăn tết rất đông nên vé tàu xe trước tết là ở Nam ra Bắc thì cao, còn ở Bắc vào thì rẻ như cho đi nhờ, ra ngoài tết thì ngược lại. Câu nói cửa miệng vào Nam ra Bắc là thế đó.

thọ nói...

có lẽ các anh nhầm hết cả rồi, cần 1 lời giải thích rõ ràng có cơ sở hơn

thọ nói...

người ta còn có câu là ra biển vào bờ cơ mà, biển ở nước ta chủ yếu ở hướng đông?

Đăng nhận xét