CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA

CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA
Số điện thoại đường dây nóng: Quang:0989.794.396_Bàng: 0932.228.773_Thọ:094.486.1920_Xuyên:0912.763.660

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

Viết blog có lợi hay có hại với mỗi chúng ta?


Được viết bởi: DUONGTUNGCHAU | 07/05/2011
Người ta rút ra một kết luận là: những người dành hết thời gian để viết thì lại không nói được gì nhiều, còn những người có nhiều điều để nói thì lại không có thời gian để viết. Do đó,...







Blog cũng giống như mọi thứ khác trên đời này, đều có hai mặt của nó: mặt tích cực và mặt tiêu cực. Dưới đây là những mặt tích cực mà blog mang lại cho bạn:
1/- Blog góp phần giúp nâng cao dân trí và mang lại lợi ích cho nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội.
2/- Blog giúp các công ty phát triển mối quan hệ với khách hàng, xây dựng thương hiệu và tầm ảnh hưởng.
3/- Blog trong môi trường là một mạng nội bộ thì sẽ là một cách tuyệt vời để chia sẻ kiến thức, thông tin giữa các thành viên với nhau.
4/- Blog là cách tích cực để có được những thông tin phản hồi và người đọc sẽ có chỗ để đóng góp ý kiến hoặc gửi sáng kiến...
5/- Blog có thể tạo nên một tiểu sử cho người viết, các công ty thể hiện được mình có tài năng và chuyên môn.
Ngoài ra, blog cũng có những điểm hạn chế như:
1/- Phần lớn mọi người đều thấy rằng, blog không phải lúc nào cũng hấp dẫn và thật khó mà viết ra được những ý nghĩ của họ một cách mạch lạc và thuyết phục.
2/- Người ta rút ra một kết luận là: Những người dành hết thời gian để viết blog thì lại không viết được nhiều, còn những người có nhiều điều muốn viết thì lại không có thời gian để viết. Do đó, bạn có thể đang ngập trong thế giới của những chuyện tầm phào mà thôi.
3/- Cũng giống các ứng dụng trên web, blog thì dễ bắt đầu nhưng cũng khó duy trì. Viết sao có súc tích là một việc rất khó và tốn nhiều thời gian. Nếu blog không thường xuyên cập nhật thì sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng hơn là gây dựng danh tiếng cho công ty.
4/- Trên blog thường xảy ra tình trạng dân chủ qua trớn. Ai cũng cho mình cái quyền được phát ngôn và phát ngôn bừa bãi, có nhiều quan điểm và ý kiến trái chiều. Nhưng ngược lại thì nhiều khách hàng cũng thích blog của các công ty để họ có thể có được thông tin về hàng hóa sản phẩm mà mình quan tâm. Dù blog có tiêu cực hay tích cực thì nó cũng đóng góp một phần không nhỏ cho sự đa dạng trong giao tiếp của chúng ta thông qua công nghệ hiện đại là Internet. Hãy sử dụng blog sao cho có ích nhất và thông minh nhất.





Bạn đã bao giờ làm một hành động nào đó trên blog khiến "thiên hạ" nhìn bạn như một kẻ ngốc nghếch, ngớ ngẩn, xấu xí chưa? Thật hiếm có ai đã từng là blogger một thời gian mà tránh được điều này. Phơi bày suy nghĩ của mình cho cả thế giới biết, đó chẳng phải là một việc đáng sợ sao? Tuy nhiên, đây lại là việc hàng ngày của các blogger. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như bạn nói ra một điều gì đó khiến cả thế giới sẽ cười nhạo bạn?
Bạn có thể sẽ cảm thấy xấu hổ vô cùng, nhưng thế giới blog là vậy. Có rất nhiều định kiến trong xã hội về blog, nhiều người cho rằng viết blog là một việc không ra gì. Bạn có thể nhận thấy điều này trong rất nhiều comment của những người không ưa gì blog. Họ quá ích kỷ hay họ đang nhầm lẫn về những gì mà blog đem lại cho cộng đồng?
Có thể bạn thực sự e ngại khi phạm phải một sai lầm nào đó mà hết thảy mọi người đều nhìn thấy. Tuy nhiên, bạn hãy thử hỏi một ai đó đã trở thành blogger chuyên nghiệp, chắc hắn họ cũng trải qua những khoảnh khắc bối rối như bạn. Chắc chắn ai đó cũng đã rơi vào cảm giác ước gì mình đừng nói, đừng làm điều đó.
Viết blog cũng giống như là nói trước đám đông vậy. Nó sẽ đặt uy tín, danh tiếng của bạn lên trước mặt mọi người và bạn lại rất dễ phạm sai lầm. Cho dù bạn có rất nhiều cơ hội để sửa lại blog của mình, nhưng trong rất nhiều trường hợp, suy nghĩ của bạn viết ra đã kịp tới rất nhiều bạn đọc.
Vậy thì phải làm thế nào?

1/- Cảm thấy sợ nhưng vẫn viết blog. Sẽ có lợi hơn là rủi ro nếu như bạn nhạy cảm vừa đủ để biết nên nói gì và không nên nói gì.
2/- Đổi tên. Nếu bạn không muốn xuất hiện trên mạng bằng tên thật của mình thì hãy dùng một bút danh nào đó (hơi thừa khi nói đều này).
3/- Đừng viết liền. Hãy đẩy lên một bản thảo, sau đó đọc kỹ, biên tập lại. Kiểm tra lại các thông tin bạn cung cấp. Tự hỏi bản thân xem bạn có thực sự vui và thấy ổn không khi tiết lộ cho người khác những gì bạn vừa viết.
4/- Kết bạn. Có nhiều bạn trên mạng và có những độc giả trung thành sẽ giúp bạn tránh được sai lầm. Vì rất nhiều blogger đã có kinh nghiệm được bạn bè chỉ cho những chỗ sai mà mình không hề thấy được và điều chỉnh một cách thường xuyên để tránh được những xung đột hoặc mâu thuẫn không đáng có. Có một hệ thống độc giả trung thành và bạn bè trên blog là một cách tuyệt vời để tránh... hớ.
5/- Đừng toát mồ hôi hột. Viết là một việc rất khó, điều đó hiển nhiên, nhưng không luôn là như vậy. Trong số những người đọc bạn, lắng nghe bạn, không phải có ít những kẻ thích chọc ngoáy, phá quấy, những kẻ muốn làm bạn tuyệt vọng. Hãy sẵn sàng đón nhận điều đó và tốt nhất là cố gắng lờ họ đi.
Bạn đã bao giờ viết một điều gì đó hoặc làm gì đó khiến mình xấu hổ trên blog chưa? Hãy chia sẽ kinh nghiệm mà bạn đã vượt qua nhé!





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét