CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA

CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA
Số điện thoại đường dây nóng: Quang:0989.794.396_Bàng: 0932.228.773_Thọ:094.486.1920_Xuyên:0912.763.660

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

     Thân tặng các cháu là con của bố mẹ trong đại gia đình lớp A niên khóa 1987-1990, Câu chuyện về nhà bác học Lê Quý Đôn- một người con xuất sắc của quê hương Hưng Hà, Thái Bình. Chúc các cháu có một kỳ nghỉ hè vui vẻ, bổ ích, chăm ngoan và đạt kết quả học tập tốt khi vào năm học mới.


KỂ CHUYỆN DANH NHÂN

       Lê Quý Đôn (1726-1784) còn có tên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường. Ông quê ở Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ. Nay là làng Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông đỗ Đình Nguyên Bảng Nhãn (kỳ thi ấy không lấy trạng nguyên) và nổi tiếng là người kiến thức sâu rộng được coi như là nhà bác học của Việt Nam. Trong dân gian còn truyền tụng câu:"Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn"


      Từ thủa nhỏ Lê Quý Đôn đã nổi tiếng thần đồng. Một hôm có bạn đồng liêu của Tiến sỹ Lê Trọng Thứ (cha của Lê Quý Đôn) đến chơi thấy cảnh làng quê ba bề sông nước lại muốn thử tài Lê Quý Đôn ông ta ra vế đối rằng:"Tam Xuyên" có nghĩa là 3 sông. Chữ Tam khi đặt nghiêng thành chữ Xuyên. Lê Quý Đôn đối là:"Tứ Mục" có nghĩa là 4 mắt. Chữ Tứ khi đặt nghiêng thành chữ Mục.
      Lần khác có một ông quan trong triều đến tìm thân phụ Lê Quý Đôn. Khi đến đầu làng gặp Lê Quý Đôn đang ở trần tắm cùng lũ trẻ, ông ta hỏi nhà của Lê Trọng Thứ thì Lê Quý Đôn đứng dang hai tay hai chân ra rồi nói:
      - Đố ông biết chữ gì đây rồi tôi chỉ cho.
       Ông quan nạt nộ cho là trẻ con rồi bỏ đi. Lê Quý Đôn cười nói to: - Ông quan này không biết chữ chúng mày ơi! Ông quan tức tối quay lại bảo là chữ Đại.
      Lê Quý Đôn lại cười lớn: Đây mà là chữ Đại à, là chữ Thái chứ. Đúng là ông quan này không biết chữ rồi.
       Khi Lê Quý Đôn về đến nhà thì đã thấy ông quan nọ đang ngồi nói chuyện với cha mình. Ông quan kể lại chuyện vừa nãy cho Lê Trọng Thứ nghe, ông thứ tức giận đem con mình ra đánh đòn vì tội vô lễ. Nhưng ông quan nọ biết tài học của Lê Quý Đôn nên đã ra một chủ đề là “Rắn” và bắt Lê Quý Đôn làm thơ nếu hay thì tha đánh đòn. Lê Quý Đôn đã xuất khẩu thành thơ như sau:
Chẳng phải liu điu cũng giống nhà
Rắn đầu biếng học lẽ không tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo
Lằn lưng chẳng khỏi vệt roi da
Từ nay Châu Lỗ xin siêng học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
        Bài thơ thật xuất thần, thật ý nghĩa đúng theo tình cảnh của cậu bé Lê Quý Đôn lúc bấy giờ. Bài thơ còn độc đáo ở chỗ mỗi câu lại chỉ một loài rắn (chữ tô đỏ) Lại còn có từ Châu Lỗ vừa là loài rắn vừa có nghĩa chỉ đức Khổng Tử một nhà triết học nổi tiếng phương đông.
       Sau khi đỗ Đình Nguyên Bảng Nhãn, Lê Quý Đôn làm quan cho nhà Hậu Lê. Ông nổi tiếng là người thanh liêm chính trực. Ông viết nhiều bộ sách quý để lại cho đời. Có những câu mang tính triết học và giá trị cho muôn đời như:
"Phi nông bất ổn
Phi trí bất hưng
Phi công bất phú
Phi thương bất hoạt" 
Có nghĩa là:
"Không có nông nghiệp thì không ổn định
Không có trí tuệ thì không hưng thịnh
Không có công nghiệp thì không giàu mạnh
Không có thương nghiệp thì không linh hoạt"

3 nhận xét:

bacduyenhablog nói...

Câu truyện hay quá; Quê hương Hưng Hà luôn tự hào về Ông; Theo gương Ông, lớp A và các thế hệ con cháu sẽ cố gắng thi đua để đạt kết quả tốt nhất trong công việc và học tập.

thọ nói...

bài viết rất bổ ích với các cháu

Phạm Thị Tám nói...

Con gái mình đang học trường THCS Lê Danh Phương. Cháu rất vui khi đọc những thông tin này. Cảm ơn bạn Hùng nhé!

Đăng nhận xét