CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA

CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA
Số điện thoại đường dây nóng: Quang:0989.794.396_Bàng: 0932.228.773_Thọ:094.486.1920_Xuyên:0912.763.660

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

CÁC KỸ THUẬT NHỚ: HỮU ÍCH VÀ CÓ SẴN



Các bậc phụ huynh thân mến!

Hôm nay Dinh viết tặng các bậc phụ huynh và các cháu về chủ đề: Kỹ thuật nhớ. Chúc các bậc phụ huynh và các cháu luôn mạnh khỏe, và đặc biệt các cháu luôn tìm hiểu và áp dụng tốt các Kỹ thuật nhớ để có thể nhớ nhanh, nhớ lâu, nhớ lại nhanh, và kết quả là học và thi thật tốt.

Chắc các bậc phụ huynh cũng đồng ý với Dinh là trí nhớ tốt rất quan trọng đối với các cháu học sinh. Các cháu có nhớ được kiến thức mình học thì mới có thể học và thi tốt. Ngay cả các kỳ thi không đòi hỏi học thuộc lòng thì để làm được bài thi học sinh cũng phải nhớ kiến thức, trên cơ sở đó mới có thể lập luận và áp dụng kiến thức được.

Để nhớ nhanh, nhớ lâu và nhớ lại nhanh, từ xa xưa người cổ Hy Lạp và La Mã đã dựa vào các đặc điểm của trí nhớ mà phát triển các Kỹ thuật nhớ. Ngày nay các Kỹ thuật nhớ đã phát triển, hoàn thiện và phổ biến trên toàn thế giới. Các Kỹ thuật nhớ phổ biến có thể kể đến như: Hệ thống liên kết, Hệ thống móc, Hệ thống vị trí loci, Hệ thống số,…Thậm chí những người thực hành trí nhớ nhiều có thể tự nghĩ ra hệ thống của riêng mình, miễn là hệ thống đó sử dụng tốt các đặc điểm của trí nhớ và giúp nhớ tốt.

Ở Việt Nam ta trong khoảng 10 năm trở lại đây, các sách có nói về Kỹ thuật nhớ đã được dịch và phổ biến nhiều. Dinh xin kể một số cuốn sách của các tác giả tiêu biểu:

1. Cuốn SỬ DỤNG TRÍ TUỆ CỦA BẠN của Tony Buzan (Tony Buzan là tác giả của Bản Đồ Tư Duy, đã đến Việt Nam, chắc các bậc phụ huynh có thể cũng biết.)

2. Cuốn TÔI TÀI GIỎI, BẠN CŨNG THẾ của Adam Khoo (diễn giả hàng đầu châu Á, đã đến Việt Nam)

3. Cuốn BÍ MẬT CỦA MỘT TRÍ NHỚ SIÊU PHÀM của Eran Katz (người Israel, lập lỷ lục về khả năng nhớ được một dãy số có 500 chữ số, sau khi nghe chỉ một lần, đã đến Việt Nam 2 lần)

Một điều chung của các tác giả viết về trí nhớ là đều khẳng định rằng không có trí nhớ tốt hay trí nhớ kém mà chỉ có trí nhớ được rèn luyện và trí nhớ không được rèn luyện. Điều này có nghĩa rằng khả năng trí tuệ của bất cứ học sinh bình thường nào đều vô hạn và nếu được rèn luyện thì học sinh nào cũng đều có trí nhớ tốt.

Để các bậc phụ huynh chưa quan tâm đến chủ đề này hiểu thêm về Kỹ thuật nhớ, Dinh xin viết ra đây mấy ví dụ. (các ví dụ sẽ làm bài viết quá dài, các bậc phụ huynh kiên trì nhá!).

Ví dụ 1 (ví dụ này Dinh lấy từ cuốn Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!):

Giả sử học sinh cần phải nhớ nội dung môn vật lý như sau:

“ Một dụng cụ đo nhiệt độ hiệu quả cần có các đặc tính sau:

1. Dễ đọc nhiệt độ

2. Sử dụng an toàn

3. Không đắt

4. Nhạy với sự thay đổi nhiệt độ

5. Có phạm vi đo nhiệt độ lớn

Để nhớ nội dung trên, một học sinh không biết kỹ thuật nhớ sẽ đơn giản đọc đi đọc lại nội dung nhiều lần đến khi nhớ được thì thôi. Trong khi đó một học sinh biết áp dụng kỹ thuật nhớ sẽ thực hiện như sau:

1. Bước 1: xác định và gạch chân các từ quan trọng (từ khóa) (như trên)

2. Bước 2: Tạo một hình ảnh cho dụng cụ đo nhiệt độ và từng hình ảnh cho mỗi đặc tính. Ví dụ hình dung một dụng cụ đo nhiệt độ khổng lồ, nhiều màu sắc. Đặc tính “dễ đọc” được hình dung bằng hình ảnh một người đọc một quyển sách dày mày xanh rất nhanh, lật tới, lật lui các trang sách. Đặc tính “an toàn” được hình dung bằng hình ảnh tủ sắt an toàn với một ổ khóa rất to. Đặc tính “không đắt” được hình dung băng hình ảnh một túi tiền đựng toàn tiền xu loại 500 đồng. Đặc tính “nhạy” được hình dung bằng một cô gái rất nhạy cảm đang khóc. Đặc tính “phạm vi lớn” được hình dung bởi hình ảnh một không gian rộng lớn.

3. Bước 3: Liên tưởng. Sau khi tạo các hình ảnh như trên, cần liên kết các hình ảnh thành một câu chuyện nghịch lý với nhiều chuyển động, hài hước, nhiều màu sắc. Ví dụ bạn hình dung một dụng cụ đo nhiệt độ khổng lồ có thể hoạt động như con người. Nó đọc một quyển sách dày màu xanh, lật qua lật lại các trang sách rất nhanh (gợi nhớ đặc tính “dễ đọc”). Bất ngờ nó tìm thấy giữa các trang sách một tủ sắt an toàn có ổ khóa rất to (gợi nhớ đặc tính “an toàn”). Nó hào hứng mở tủ sắt ra nhưng chỉ thấy một túi đựng tiền xu 500 đồng (gợi nhớ đặc tính “không đắt”). Thất vọng, nó bắt đầu khóc (gợi nhớ đặc tính “nhạy”). Những giọt nước mắt của nó rơi ra và được gió cuốn đi xa vào không gian rộng lớn (gợi nhớ đặc tính “phạm vi lớn”).

4. Bước 4: Ôn lại các hình ảnh và diễn biến của câu chuyện ít nhất 3 lần. (có thể vẽ lại ra giấy)

Sau này khi ôn bài, học sinh chỉ cần nhớ lại câu chuyện đã tưởng tượng như trên là có thể nhớ lại kiến thức một cách dễ dàng (dễ dàng hơn là không áp dụng Kỹ thuật nhớ).

Ví dụ 2: trong bài đăng Blog của lớp gần đây có nội dung về lá cờ Mỹ. Để nhớ được lá cờ Mỹ có mầu đỏ, mầu xanh, mầu trắng, có 13 vạch, có 50 ngôi sao, kéo nửa chừng và treo cờ rủ, học sinh có thể tưởng tượng ra câu chuyện sau:

Một tên khủng bố quấn quanh người một lá cờ Mỹ lao vào dinh tổng thống Mỹ, nhân viên bảo vệ bắn tên khủng bố, khói súng màu trắng phun ra (gợi nhớ mầu trắng). Tên khủng bố trúng đạn máu đỏ phun ra kinh khủng (gợi nhớ màu đỏ). Nhưng lạ thay từ chỗ trúng đạn trên cơ thể tên khủng bố lại mọc lên một chồi cây màu rất xanh (gợi nhớ màu xanh). Sau khi súng nổ, 13 cảnh sát chạy ra bắt tên khủng bố (gợi nhớ 13 vạch). Nhưng không biết từ đâu có 50 tên khủng bố cũng ập đến (gợi nhớ 50 ngôi sao). Hai bên gằng co xác tên khủng bố bị bắn, đến giữa đường thì hai bên cùng bỏ đi (gợi nhớ kéo nửa chừng). Xác tên khủng bố rũ rượi giữa đường ( gợi nhớ cờ rủ).

Và như vậy mỗi khi cần nhớ đặc điểm của lá cờ Mỹ, học sinh chỉ cần nhớ lại câu chuyện tượng tượng buồn cười này.


Bài viết đến đây chắc đã làm các bậc phụ huynh mệt rồi, Dinh phải dừng thôi. Việc áp dụng các Kỹ thuật nhớ vào thực tế học tập từng môn học thật hết sức đa dạng và lý thú. Chúc các bậc phụ huynh và các cháu có nhiều thành công.


Đinh Ngọc Dinh

4 nhận xét:

phamvanphong nói...

Hay quá;
Thật tiếc là tới tận bây giờ mình mới biết;
Trước giờ cứ học trước quên sau, dễ dẫn tới tâm lý chán nản, nhiều khi cho rằng bộ nhớ của mình chắc không ổn;
Sau khi đọc bài Dinh đăng bố con mình sẽ test thử; chắc chắn sẽ thu được những kết quả không ngờ.
* Đề nghị bạn Hà, bạn Ngọc hướng dẫn anh em phương pháp nào để học tốt ngoại ngữ.

thu ha nói...

Thao nao hoi xua ban Dinh hoc gioi the??? To cung chang ap dung phuong phap nao ca.To duoc troi phu ma he he he hi hi hi.

dinh ngoc dinh nói...

Hà Petite không gõ được dấu lại còn cười he he hi hi! Hôm trước tớ không gõ được dấu, nghe ông Phong bày down cái Vietkey dùng với Google Chrome thấy được. Hà thử xem. Phong và cháu thử áp dụng Kỹ thuật nhớ, kết quả thế nào phản hồi lại Dinh nhé. Ngày trước Dinh và các bạn đều học theo "phương pháp tự nhiên" (chăm chỉ) thôi. Hồi đó sách tham khảo ít. Mình không biết, thấy cô không biết, bố mẹ mình không biết. Bây giờ tài liệu nhiều, các bậc phụ huynh chỉ quan tâm một chút là được. Các cháu còn nhỏ thường tò mò. Các bậc phụ huynh không cần phải dạy bảo chi tiết (vì có thể không có thời gian), chỉ cần mách các cháu là có cách học này, cách học kia,ở sách này, ở sách kia là các cháu tự tìm hiểu. Như vậy đôi khi mở mang cho các cháu nhiều mà tiết kiệm được thời gian công sức của các cháu nữa. Chúc các bạn và các cháu thành công.

dinh ngoc dinh nói...

À Dinh nhầm, down cái Unikey chứ.

Đăng nhận xét