CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA

CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA
Số điện thoại đường dây nóng: Quang:0989.794.396_Bàng: 0932.228.773_Thọ:094.486.1920_Xuyên:0912.763.660

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Băn khoăn (tiếp theo)

       Chào các bạn!
       Rất vui được gặp lại các bạn! Để nói tiếp về nỗi băn khoăn của mình, hôm nay tôi xin mời toàn thể lớp ta bình luận, đánh giá, phân tích và đặc biệt là các bạn là giáo viên của lớp ta chấm điểm cho một bài văn hay của một em học sinh lớp 4 trường tiểu học Cát Linh , Hà nội mà tôi mới tải về từ trang thông tin của trường tiểu học này:



Thái Hoàng - 4A
Đề bài: Tả ngôi nhà em ở.

Bài làm 

 Ngôi nhà em ở quay về hướng tây. Nhà nằm dưới một vườn cây râm mát. Nó luôn được hưởng những cơn gió nồm mát rượi.





Bóng mát của cây toả ra, trùm lên ngôi nhà hai tầng. Tường nhà được quét vôi vàng nhạt. Cánh cửa trắng sơn xanh luôn hé mở để lộ một căn phòng khách sang trọng chính giữa ngôi nhà, ngồi bệ vệ một chiếc bàn chữ nhật với tấm áo quang dầu láng đỏ. Trên bàn, anh đồng hồ Liên-Xô mạ kền sáng bóng đang tích tắc điểm giờ. Sáng nào anh cũng gọi tôi dậy đúng giờ. Chính vì thế mà bác đồng hồ quả lắc luôn ghen tức vì không được chú ý đến. Nhìn xuống sàn, những chiếc gạch hoa sặc sỡ đủ màu. Trên bàn, mẹ em để một lọ hoa tươi tăng thêm vẻ đẹp của căn phòng. Hai bên tường treo hai bức tranh phong cảnh ttrông thật hài hoà. Phía trong là phòng bếp thật ấm cúng. Những ô cửa màu xanh lơ vàng thật thích mắt. Nhớ những ngày em đi học về, trời chợt đổ mưa to, rét buốt, răng đánh cầm cập vào nhau. Nhưng khi bước vào nhà thì ôi chao, mọi giá lạnh đều tan biến hết. ấm cúng quá! Nhìn lên tường thì thấy ánh mắt dịu hiền của Bác. Bác bảo:

“Không có nơi nào thân yêu hơn ngoài ngôi nhà của mình đâu”.
Chính giữa bàn, bốn chị ghế đang quay vào nhau nhỏ to câu chuyện tâm tình không bao giờ hết. Khi đi học về, thấy em mở cửa, bác cửa sắt thì reo lên, còn cô cửa gỗ thì rẽ lối cho em đi. Nhìn sang bên kia là một chạn bát  mi-ni, mộp bếp ga và một tủ lạnh. Trên gác là phòng ngủ, bên phải là đồ dùng trang điểm của mẹ em.áp lưng vào tường là chiếc tủ véc-ni cao lớn. Tủ giữ hộ em quần áo, ngăn mọi kẻ thù là gián và chuột. Bên trái là bàn học của em. Sách vở được em sắp xếp rất cẩn thận. Ngước nhìn lên em bắt gặp ngay bác bóng điện tinh nhanh đội cái nón sắt tráng men tròn xoe. Tối tối, bác dùng hết sức lực rọi sáng cho em học để đạt những điểm mười đỏ chói. Vì thế mà bác giường không ngủ được. Bác tức tối lắm đấy. Phía bên kia bàn học là thời khoá biểu và thời gian biểu. Nhìn sâu vào trong là bác ti-vi luôn cho em những điều bổ ích. Nhìn xuống sân là một số cây cảnh. Cảnh sinh hoạt nhà em diễn ra vào lúc mẹ làm cơm, bố phỏng vấn em tôi lớn lên làm gì? Còn tôi thì bố chê lười và bẩn.
Tôi rất thích ngôi nhà như một người ruột thịt vì nó đã chứng kiến bao kỉ niệm thơ ấu của tôi.

7 nhận xét:

phamvanphong nói...

Em học sinh lớp 4 này có khả năng viết văn rất tốt.
Bài viết tả cảnh nhà theo kiểu nhân cách hóa đúng với sự hồn nhiên của trẻ con nên mang lại hiệu quả rất cao.
Bài tả ngôi nhà tương đối tự nhiên với những gì mà em đã cảm nhận, quan sát được từ thực tế ngôi nhà.
Điều quan trọng nhất mà em đã đề cập tới là ý nghĩa của ngôi nhà, Hình ảnh Bác hồ với câu nói như một lời khẳng định:...“Không có nơi nào thân yêu hơn ngoài ngôi nhà của mình đâu”.

thu ha nói...

Nhung to thay em nay qua xa da vao nhan hoa,doc bai van ko thay duoc ro ve ngoi nha,nhu to day van tieng phap thi cach ta la phai xac dinh vi tri nguoi ta roi ta theo trinh tu premier plan,arriere plan....

dinh ngoc dinh nói...

Dinh vừa đọc bài văn. Một học sinh lớp 4 mà viết (nếu là tự viết hoàn toàn) được như vậy thì cũng khá đấy(như bạn Phong nhận xét). Tuy vậy đọc kỹ bài văn thì thấy những băn khoăn của bạn cũng có lý. Dinh xin nêu những nhận xét của mình như sau:
1. Liệu có phải em tự nghĩ, tự viết và tự tả ngôi nhà của mình?
- Ngôi nhà em tả có hướng tây và hưởng gió nồm mát rượi. Điều này không đúng vì gió nồm là gió mát và ẩm thổi từ phía đông nam tới và thường thổi vào mùa hạ. Vậy chỉ những ngôi nhà hướng đông nam mới hưởng gió nồm. Ngày xưa các cụ thường làm nhà hướng đông nam là vì vậy. Nhà hướng tây vào mùa hạ thì thường rất nóng.
- Nhà của em là nhà 2 tầng mà em tả nằm dưới một vườn cây và bóng mát của cây toả ra trùm lên ngôi nhà thì có vẻ không đúng. Cây như vậy phải là cây cổ thụ rất to và cao.
- Em tả chiếc đồng hồ báo thức ở phòng khách nhưng phòng khách thì ít gia đình để đồng hồ báo thức, chỉ để ở phòng ngủ của từng người. Để phòng khách sẽ ảnh hưởng đến cả nhà.
- Em viết có ngày đi học về trời chợt đổ mưa to, rét buốt. Trời chợt đổ mưa to là vào mùa hè, còn rét buốt là vào mùa đông. Vậy cũng không thực.
- Về xưng hô: đầu bài em xưng là "em" nhưng cuối bài lại xưng là "tôi"
Nếu em tự nghĩ, tự viết, tự tả ngôi nhà của mình thì có thể câu văn sẽ ngây ngô hơn nhưng thực hơn chăng?

2. Về kỹ năng sắp xếp các ý khi tả
Thường khi viết văn miêu tả các thầy cô dạy trò là nên tả theo một trình từ nào đó. Có thể từ ngoài vào trong, từ xa đến gần,...
Đọc lại phần thân bài, đầu đoạn 1 em tả phòng khách, đến giữa đoạn em tả phòng bếp, cuối đoạn thì tả sự ấm cúng, thân yêu của ngôi nhà. Sang đoạn 2, câu đầu đoạn tiếp tục tả phòng bếp nhưng câu thứ 2 lại tả về các cửa khi em đi học về rồi sau đó lại tiếp tục tả phòng bếp và lên phòng ngủ.
Việc sắp xếp ý như vậy làm cho người đọc rất nghi ngờ về kỹ năng lập dàn ý và viết đoạn văn của em.
Ngoài ra em cũng còn dùng một số từ chưa tốt (ví dụ: "chiếc gạch hoa",...). Nhưng với một học sinh lớp 4 thì lỗi này có thể châm chước.

Đôi lời nhận xét cùng các bạn. Mong được trao đổi thêm.

bạn bè nói...

Anh Dinh nói rất đúng đấy, tôi thấy nhà thì phải quay về hướng nam thì đúng.Anh Dinh nói rất hợp với tôi đấy

bạn bè nói...

Các bài bình luận hay quá! Mình đang nín thở chờ đọc tiếp các bài bình luận của các bạn và bài băn khoăn kỳ tới!

ĐặngMinhQuang nói...

Quả là một sự sáng tạo rất đột biến theo đúng thời đại. Còn đâu nữa cho những lối mòn cũ kỹ. Mỗi thế hệ khác nhau là rất khác nhau; Có gì đâu mà phải băn khoăn hay chăng chỉ băn khoan cho chính chúng ta.

dinh ngoc dinh nói...

Dinh còn nhớ hồi học phổ thông có đọc một quyển sách nói về toán học của Giáo sư Bùi Tường. Nội dung quyển sách thì giờ Dinh quên nhiều rồi nhưng có 4 câu thơ tác giả viết ở trang đầu thì Dinh vẫn còn nhớ:
" Toán trong sách hay trong cuộc sống
Toán trong đầu hay ở trái tim
Bao bài toán trong một bài khó nhất
Đó phải chăng bài toán của đời mình"
Ngẫm lại và suy rộng ra Dinh thấy những băn khoăn về các em bây giờ thực chất cũng là băn khoăn về chính chúng ta. Có lẽ điều quan trọng là chúng ta có băn khoăn và chia sẻ những băn khoăn đó trên diễn đàn. Đây có thể là lý do tồn tại của các trang mạng xã hội hiện nay với hàng triệu người tham gia. Và có lẽ buồn nhất là chúng ta không có gì để băn khoăn, đúng không các bạn? Chúc các bạn vui, khoẻ và lạc quan.

Đăng nhận xét