CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA

CHUC MUNG NAM MOI 2014_LOP A BAC DUYEN HA
Số điện thoại đường dây nóng: Quang:0989.794.396_Bàng: 0932.228.773_Thọ:094.486.1920_Xuyên:0912.763.660

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

Ngày này năm xưa 10/10/1954


Tháng 1-1954, Hội nghị Giơnevơ được triệu tập. Ngày 20-4-1954, Hội nghị bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương.

Ngày 4-5, đoàn Đại biểu Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, do ông Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn, đã đến Giơnevơ để tham dự Hội Nghị. Ngày 7-5, quân dân ta làm nên Chiến thắng Điện Biên vang dội.

Trong phiên họp ngày 10-5, trưởng đoàn ta đã tuyên bố lập trường về việc lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn của mỗi nước Đông Dương.

Sau nhiều ngày kiên trì thương lượng và đấu tranh gay go, vượt qua âm mưu phá hoại Hội nghị Giơnevơ của đế quốc Mỹ, bọn hiếu chiến Pháp nhằm kéo dài và mở rộng chiến tranh xâm lược. Hiệp định Giơnevơ đã được ký kết, vào ngày 20-7-1954.




Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ và thoả thuận ở Hội nghị quân sự Trung Giã giữa Đoàn đại biểu Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và đoàn đại biểu Bộ Tổng chỉ huy Quân đội Pháp ở Đông Dương, Hà Nội còn nằm trong vùng tập kết của quân đội Pháp 80 ngày. Trong những ngày còn chiếm đóng Hà Nội, Pháp đã phá hoại thành phố về mọi mặt trước khi chuyển sang cho ta, định biến Hà Nội thành một thành phố trống rỗng, hỗn loạn, hòng làm giảm uy tín của Chính phủ kháng chiến ở trong nước và trên quốc tế.

Pháp còn cố gắng vực bộ máy nguỵ quyền thành phố làm công cụ thực hiện âm mưu phá hoại – di chuyển tài sản, máy móc ở các công sở, xí nghiệp và cưỡng ép nhân dân di cư vào Nam. Chiều 27-7-1954, chúng lập “Uỷ ban di cư”, ngày 2-8, Ngô Đình Diệm ra Hà Nội thúc đẩy bọn tay sai thực hiện kế hoạch tội ác. Mỹ đã cấp cho Pháp nhiều phương tiện cần thiết để vận chuyển những người di cư, chuyển hồ sơ, tài liệu, máy móc, nguyên liệu ở các công sở, xí nghiệp, kho tàng xuống Hải Phòng vào Nam Bộ, Pháp đã huy động hàng nghìn nhân viên nguỵ quyền để làm công việc này.

Ngày 10-9-1954, chúng nổ mìn phá hoại chùa Một Cột, một công trình văn hoá lâu đời ở Thủ đô…

Trước khi rút khỏi Hà Nội, thực dân Pháp tiếp tục gây ra những tội ác đối với nhân dân ta.



Năm cửa ô đoàn xe anh bộ đội tiến về Hà Nội 10/10/1954





Chủ tịch, bác sĩ Trần Duy Hưng vẫy tay chào nhân dân Hà Nội 10/10/1954





Chị em phụ nữ phố Hàng đón chào anh bộ đội 10/10/1954





Lớp lớp đoàn quân tiến về Hà Nội 10/10/1954


Những ngày tiếp quản Thủ đô

Thực hiện hiệp định chuyển giao Hà Nội đã ký kết giữa ta và Pháp, ngày 2,3,4-10-1954, Đội Hành chính có 422 cán bộ, nhân viên, đã vào thành phố, cùng phía Pháp tiến hành kiểm kê từng cơ quan, công sở, công trình công cộng, … để chuẩn bị bàn giao.

Ngày 5-10, Đội Trật tự gồm 158 công an có vũ trang vào Hà Nội, chuẩn bị nhận bàn giao các đồn cảnh sát, các cơ quan công an của Pháp và nguỵ quyền.

Mặc dù phía Pháp dây dưa, không làm đúng thủ tục hoặc tự tiện tẩu tán tài sản, nhưng được sự giúp đỡ của nhiều công chức, đến ngày 7-10, Đội Hành chính và Trật tự của ta đã hoàn thành công tác kiểm kê, chuẩn bị xong biên bản bàn giao.

8 giờ sáng ngày 6-10, địch rút khỏi quận lỵ Văn Điển. Đội Công tác ngoại thành của ta tiến vào tiếp quản. Đây là quận lỵ đầu tiên ở ngoại thành được giải phóng.

Ngày 7-10, những đơn vị chủ lực của ta, có nghiệm vụ giải phóng thủ đô, tiếp tục tiến về Hà Nội từ nhiều đường.

Ngày 8-10, các đội Hành chính, Trật tự đã hoàn thành việc ký kết các văn bản bàn giao các cơ quan, công sở, công trình công cộng với phía Pháp. Ban Tiếp thu quân sự cùng một đơn vị cảnh vệ gồm 214 chiến sĩ vào thành phố, nhanh chóng xuống các khu vực, chuẩn bị bàn giao các cơ quan, vị trí quân sự và bố trí gác chung với quân Pháp ở những nơi cần thiết đã được quy định. 16 giờ ngày 8-10, một số đơn vị bộ đội đã tiến sát vành đai đê La Thành, từ Nhật Tân, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Bạch Mai đến Vĩnh Tuy. Cùng ngày, địch rút khỏi Yên Viên.

Sáng ngày 9-10, các đội công tác ngoại thành phối hợp với bộ đội tiến vào tiếp quản 4 quận: Quảng Bá, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Quỳnh Lôi. Đến buổi trưa, ta tiếp quản Đại lý Hoàn Long. Nhân dân ngoại thành nô nức đón mừng chính quyền cách mạng và bộ đội về giải phóng.

Cũng sáng ngày 9-10, một số đơn vị bộ đội từ đường đê La Thành chia làm 2 mũi tiến vào tiếp quản các khu vực quân sự Quần Ngựa, ga Hàng Cỏ, sân bay Bạch Mai, khu Đồn Thuỷ, thành Hà Nội.

Đúng 16 giờ ngày 9-10-1954, những tên lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên sang phía Gia Lâm. Bộ đội ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Đêm ấy Hà Nội rực rỡ ánh điện trong đêm hoà bình đầu tiên sạch bóng quân thù.

Sáng ngày 10-10-1954, Uỷ ban Quân chính thành phố và Đại đoàn 308 từ các cửa ô mở cuộc hành quân lịch sử vào Hà Nội. Trung đoàn thủ đô, từng lập chiến công oanh liệt và ra đời ở Liên khu I, vinh dự giương cao lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” dẫn đầu đoàn quân chíên thắng trở về giải phóng Thủ đô, trong tiếng nhạc hùng tráng, giữa rừng hoa, rừng cờ và tình cảm thắm thiết của 20 vạn nhân dân Hà Nội đổ xuống đường đón mừng Uỷ ban quân chính và bộ đội.

15 giờ ngày 10-10, hàng vạn nhân dân Thủ đô phấn khởi dự lễ chào cờ chiến thắng, với sự hiện diện của Chủ tịch Uỷ ban quân chính thành phố là Thiếu tướng Vương Thừa Vũ và bác sĩ Trần Duy Hưng, phó chủ tịch cùng các đơn vị quân đội nhân dân tham gia tiếp quản thành phố. Cờ đỏ sao vàng lại tung bay trên đỉnh cột cờ cổ kính. Thủ đô lại trở về với Tổ quốc độc lập, tự do, kết thúc một chặng đường lịch sử đầy hy sinh, gian khổ nhưng rất oanh liệt vẻ vang của nhân dân Hà Nội và nhân dân cả nước. Nhân dân cả nước hân hoan, vui mừng cùng nhân dân Hà Nội. Lịch sử sang một trang mới.

Những bước chân đầu tiên của đoàn quân giải phóng về đến Thủ đô với nụ cười trên gương mặt những người lính trẻ, hình ảnh người người từ các ngõ, phố ùa ra, cờ hoa, vỗ tay, reo hò, được người dân Hà Nội chớp lấy với niềm tự hào vui sướng. Họ cất giữ những bức ảnh đó trong album gia đình như kỷ vật vô giá.
Sư đoàn quân tiên phong 308 đang tiến qua quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục tiếp quản Thủ đô ngày 10-10-1954.


Hai vị chỉ huy tiểu đoàn 54, thuộc trung đoàn Thủ đô đang dẫn đầu đoàn quân đi trên phố Đinh Tiên Hoàng.


Hàng Gai 10-10-1954.


Ngay sau khi người lính Pháp cuối cùng đi qua bên kia cầu Long Biên, người dân Hà Nội đã dựng cổng chào, treo biểu ngữ đón chào đoàn quân trở về.


Những người lính Pháp cuối cùng trên đường phố Hà Nội (chụp ở ngã tư Phủ Doãn - Đường Thành - Hàng Bông - Hàng Gai đầu buổi sáng 10-10-1954)


Quân ta tiếp quản cầu Long Biên

1 nhận xét:

12abacduyenha nói...

bài hay lắm! Nhờ vậy mà tôi biết thêm nhiều thông tin quí giá

Đăng nhận xét